Cho các nhận định sau:
1) Kim loại nhôm có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm;
2) Al2O3 là oxit lưỡng tính;
3) Kim loại nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường;
4) Corinđon là tinh thể Al2O3 trong suốt, không màu.
Số nhận định sai là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Đáp án B
1. Sai. Al là kim loại, đặc trưng bởi tính khử, nó không có tính lưỡng tính. Phản ứng được với axit và bazơ bản chất đều là phản ứng khử.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2. Đúng. Al2O3 là oxit lưỡng tính, có thể phản ứng với cả axit và bazơ.
Al2O3 + 6HCl → 2 AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
3. Đúng. Al có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường, tuy nhiên do phản ứng tạo lớp màng hidroxit bền, ngăn Al tiếp xúc với nước nên phản ứng dừng lại ngay. Quan sát thực tế không có hiện tượng Al tan ra.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2
4. Đúng. Corinđon là ngọc thạch rất cứng, cấu tạo tinh thể trong suốt, không màu. Corinđon thường có màu là do lẫn một số tạp chất oxit kim loại. Nếu tạp chất là Cr2O3, ngọc có màu đỏ tên là rubi, nếu tạp chất là TiO2 và Fe3O4, ngọc có màu xanh tên là saphia.