Cho các hiện tượng sau:
(1) Hai con sói đang săn một con lợn rừng.
(2) Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.
(3) Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.
(4) Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.
(5) Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.
(6) Gà ăn ngay trứng của mình ngay sau khi vừa đẻ xong.
(7) Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.
(8) Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.
(9) Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.
Số hiện tượng là qun hệ hỗ trợ là:
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Chọn D
Quan hệ hỗ trợ có thể cùng loài hoặc quan hệ hỗ trợ khác loài.
Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể hỗ trợ nhau kiếm ăn, săn mồi, sinh sống và chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như chống lại kẻ thù.
Những mối quan hệ hỗ trợ là:
Mối quan hệ 1: Hai con sói đang săn một con lợn rừng
Mối quan hệ 2: Những con chim hồng hạc di cư thành đàn về phương Nam.
Mối quan hệ 3: Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.
Mối quan hệ 7: Khi gặp kẻ thù trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.
Mối quan hệ 8: Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.
Những hiện tượng còn lại không phải mối quan hệ hỗ trợ, có thể là cảm ứng của thực vật (các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng) hoặc là cạnh tranh. → tự tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau...