Ở phép lai (P): ♂AaBbDd x ♀ AabbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ tể đực, cặp NST mang cặp gen Bb ở 8 % số tế bào không phân ly trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái; ở 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II; ở cả hai tế bào con, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra hợp tử đột biến ở F1 chiếm tỉ lệ là:
A. 20%
B. 80,96%
C. 19,04%
D. 9,6%
Đáp án C.
Do các cặp gen phân li độc lập.
Do đó xét riêng từng cặp gen :
- P : Aa x Aa
F1 : 100% bình thường
- P : Bb x bb
Cơ thể đực có 8% Bb không phân li trong giảm phân I, tạo ra 8% giao tử đột biến, các tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo ra 92% giao tử bình thường.
Bên cơ thể cái bb tạo ra 100% giao tử bình thường.
=> Đời con tạo ra 92% hợp tử bình thường về cặp gen Bb.
- P : Dd x Dd
Cơ thể cái có 12% Dd không phân li ở giảm phân II, tạo ra 12% giao tử đột biến , còn lại các tế bào khác giảm phân bình thường tạo ra 88% giao tử bình thường.
Cơ thể đực giảm phân bình thường.
=> Đời con tạo ra 88% hợp tử bình thường về cặp gen Dd.
Vậy đời con tạo ra 1 x 0,92 x 0,88 = 0,8096 = 80,96% hợp tử bình thường.
Tỉ lệ giao tử đột biến được tạo ra từ phép lai trên là 1 - 80,96% = 19,04% hợp tử đột biến.