…“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”
(Ngữ văn 6 - Tập 2, trang 3, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2010)
Câu 1. Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết doạn văn trên? Xác định ngôi kể của văn bản? Cho biết tác dụng của ngôi kể đó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích.
Câu 2 . Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào? Nêu tác dụng của phép so sánh đó.
Câu 3: Tìm quan hệ từ có trong đoạn trích.
Câu 4: Tìm các từ láy có trong đoạn và nêu tác dụng của các từ đó trong việc thể hiện nội dung đoạn.
Câu 5: Xác định từ Hán Việt có trong câu văn sau: Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”
Câu 6: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 1:
- Văn bản "Bài học về đường đời đầu tiên"
- Tác giả: Tô Hoài
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt chủ yếu: Miêu tả
- Ngôi kể thứ nhất
Câu 3:
- Phép so sánh: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Kiểu so sánh: ngang bằng
Câu 4:
- Phó từ: rất
II, Tập làm văn
Qua văn bản “Sông nước Cà Mau”, em thêm hiểu, thêm yêu vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc. Đó là nơi cuối cùng của dải đất hình chữ S. Cũng chính bởi là cuối cùng nên nơi đây có nhiều vẻ đẹp độc nhất mà không nơi nào có được. Đó là những bờ biển rộng mênh mông cũng bờ cát trắng như những tấm thảm khổng lồ. Xa xa còn những rặng dừa, vừa đem lại dòng nước mát lành vừa xua tan đi cái nóng bức của mùa hè oi ả. Hơn thế nữa, người dân nơi đây cũng vô vùng nồng hậu. Họ đón tiếp khách du lịch bằng một trái tim chân thành nhất. Bên cạnh đó, cuộc sống sinh hoạt của họ cũng có nhiều điểm khác so với cư dân đồng bằng. Đó là họ đa số sinh hoạt ở trên nước thay vì ở trên cạn. Thật vậy, Cà Mau đẹp lắm. Nếu có dịu tôi sẽ đến thăm nơi đây.