Cho lai hai nòi ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài với thân đen cánh ngắn F1 thu được toàn thân xám, cánh dài. Cho F1 tạp giao, F2 phân ly theo tỷ lệ 70% xám, dài : 5% xám, ngắn : 5% đen, dài : 20% đen, ngắn. Biết không phát sinh đột biến mới, khả năng sống của các tổ hợp gen là như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Tần số hoán vị giữa gen quy định màu thân và chiều dài cánh ở ruồi giấm cái F1 là 20%.
(2) Ở ruồi giấm cái F1 có gen quy định thân xám cùng với gen quy định cánh dài trên cùng một NST.
(3) Cặp ruồi F1 đem lai như sau: P A b a B , (f = 40%) x A b a B (liên kết hoàn toàn).
(4) Đời con F2 gồm 7 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Số kết luận đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C
Theo giải thuyết: phép lai 2 tính trạng.
Chưa có quy luật di truyền.
Pt/c thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn → F1 100% thân xám, cánh dài.
F1 x F1 → F2: 70% xám, dài : 5% xám, ngắn : 5% đen, dài : 20% đen, ngắn
+ 3 xám : 1 đen → A (xám) > a (đen) → F1: Aa
+ 3 cánh dài : 1 cánh ngắn → B (c.dài) > b (c.ngắn) → F1:Bb
F1 (Aa, Bb) ♀ x (Aa, Bb) ♂ → F2: 0,2 aabb = 0,4 (a, b)/F1 x 0,5 (a, b)/F1
+ F1♀(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,2 < 25% là giao tử hoán vị
→ F1 ♀ A B a b (f = 0,2.2 = 40%)
+ F1♂ (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,5 (liên kết hoàn toàn)
→ F1♂ A B a b (liên kết hoàn toàn)
(1) → đúng, fcái = 20%.
(2) → đúng. Vì F1 ♀: A B a b
(3) → sai. Cặp ruồi F1 đem lai như sau: P: A b a B (f = 40%) x A b a B (liên kết hoàn toàn)
(4) → đúng. Đời con F2 gồm 7 kiểu gen, 4 kiểu hình