K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2016

Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.

Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải dương học - Nha Trang, mầm mống của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể "nở hoa" bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.

Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này.

Yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Nước sông San Diego, California, Mỹ chuyển màu đỏ rực do tác động của hiện tượng thủy triều đỏ.
Nước sông San Diego, California, Mỹ chuyển màu đỏ rực do tác động của hiện tượng thủy triều đỏ. (Ảnh: Kai Schumann/OceanService.gov)

Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định 6 triệu chứng ngộ độc ở người do ăn phải những loài có tích lũy độc tố tảo.

Những độc tố này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển. Vì vậy, người sử dụng, kể cả ngư dân, cũng không phát hiện ra độc tố tảo trong thức ăn. Ở nước ta, Trung tâm An toàn thực phẩm và vệ sinh thú y thủy sản (thuộc Bộ Thủy sản) có trách nhiệm giám sát an toàn thực phẩm biển (chủ yếu là thân mềm hai mảnh vỏ) xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, nhiều địa phương nuôi vẹm xanh và các loài thân mềm hai mảnh vỏ khác lại chưa chú trọng vấn đề này.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng chúng ta có thể hạn chế thiệt hại do "thủy triều đỏ" gây ra, với điều kiện phải đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là tảo gây hại, mà phải điều tra cả những yếu tố tác động đến môi trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển, đặc điểm kinh tế - xã hội... Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục trong ngư dân là khi phát hiện dấu hiệu "thủy triều đỏ" cần báo ngay cho cơ quan chức năng, để từ đó có những giải pháp cần thiết, như di chuyển lồng nuôi tôm, cá đến nơi khác, thay nước trong hồ nuôi...

Việc giám sát tảo gây hại ở một khu vực nhỏ (ví dụ như vịnh Florida) của Mỹ tốn cả triệu USD mỗi năm. Hằng năm, Trung Quốc cũng bỏ ra một ngân sách lớn để nghiên cứu và giám sát tảo gây hại. Ở nước ta, đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn.

  • Thủy triều đỏ và những tác hại đối với sản xuất thủy sản
  • Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương
27 tháng 11 2016

bn copy trên mạng nhưng bài này ko đúng rồi

20 tháng 10 2016

1.biện pháp:

-giáo dục cộng đồng

-kiểm soát khí thải

-sử dụng nhiên liệu sạch

-hạn chế sự gia tăng phương tiện

20 tháng 10 2016

2.

  • hậu quả :

-gây các bệnh ngoài da , bệnh đường ruột cho con người

-làm ô nhiễm nguồn nước ngầm

-thiếu nước sạch,v.v...

12 tháng 12 2021

Sự biến đổi của môi trường cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi và băng ở 2 cực tan chảy. ... Môi trường nước tại đới ôn hòa bị ô nhiễm gây hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen, gây tác hại mọi mặt đến hệ sinh thái biển.

Tham khảo
 

Ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hoà:

-- Thực trạng:ô nhiễm đến mức báo động

-- Nguyên nhân: 

+ chất thải và nước thải từ các khu công nghiệp, chất phóng xạ...

+ hoá chất, thuốc trừ sâu

+ chất thải sinh hoạt ở khu đô thị

+ tai nạn tàu chở dầu...

-- Hậu quả: gây ra hiện tượng:

+ thuỷ triều đỏ

+ thuỷ triều đen

+ huỷ diệt nhiều loài sinh vật

+ gây bệnh cho con người....

 

26 tháng 12 2021

d

26 tháng 12 2021

A

4 tháng 1 2022

- Theo em chúng ta để ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta phải:

+ Nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu.

+ Giảm thiểu thiệt hại thiên tai.

+ Cắt giảm phát thải khí nhà kính.

4 tháng 1 2022

liên hệ bản thân ó bạn

 

25 tháng 12 2016

thực vật và động vật ở hoang mạc có hai cách thích nghi với môi trường:

+tự hạn chế sự mất nước

+tăng cường dự trữ nước,dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể

15 tháng 11 2021

 1.MT xích đạo ẩm : nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.

 MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

 MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

2. +việc gia tăng dân số ở đới nóng dẫn đến bùng nổ dân số

+hậu quả của việc đô thị hóa tự phát triển ở đới nóng:-đối với đời sống:làm đời sống khó cải thiện

-làm giao thông qua lại ùn tắc

-đối với môi trường:ô nhiễm môi trường ở,môi trường không khí,môi trường nước.

-sinh hoạt khó khăn

-cảnh quan thành phố xấu đi

3. - Nguyên nhân của việc di dân tự do ( tự phát ) :

+ Thiên tai, chiến tranh, nạn nghèo đói, sự phát triển giàu nghèo

+ Thiếu việc làm, kinh tế chậm phát triển

- Hậu quả của việc di dân tự do ( tự phát ) :

+ Tác động tiêu cực đến tài nguyên, thiên nhiên, môi trường

+ Tác động mạnh mẽ tới diện tích đất, vấn đề việc làm, kinh tế xã hội

+ Ô nhiễm môi trường, sự phân bố bấp bênh, phúc lợi xã hội

4. Nguyên nhân ô nhiễm không khí : Do sự phát triển công nghiệp, khí thải từ phương tiện giao thông, sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử, cháy rừng,...

Hậu quả : Tạo ra nhưng trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người . Khí thải còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng hai cực tan, mực nước biển dâng cao, đe dọa cuộc sống con người. Khí thải còn làm thủng tầng ozon gây nguy hiểm cho con người . Ô nhiễm phóng xạ đưa đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng .

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước : Các váng dầu ở vùng ven biển, hất thải từ các nhà máy, lượng thuốc trừ sâu và phân hóa học dư thừa trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt,..

Hậu quả : Tạo ra thủy triều đen, thủy triều đỏ, làm nhiễm bẩn nguồn nước biển, sông , hô,..làm chết ngạt các sinh vật trong nước và gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người .

Biện pháp : - Thực hiện nghị định Ki-ô-tô

-Xử lí chất thải từ nhà má trước khi đưa vào khí quyển

-Tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường

-Ngăn chặn việc cháy rừng

-Trồng rừng phủ xanh đồi trọc

- Không thải rác bừa bãi

- Hạn chế thải khí thải ra khỏi môi trường