K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.

12 tháng 4 2019

Chọn đáp án: C

1 tháng 8 2019

- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác

- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…

- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.

9 tháng 12 2019

Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.

Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:                            "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,                             Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.                               Ngoài rèm thước chẳng mách tin,                       Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?                            Đèn có biết dường bằng chẳng biết,                                 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.           ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

                            "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

                             Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

                               Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

                       Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

                            Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

                                 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

                                     Buồn rầu nói chẳng lên lời,

                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương."

1. Từ "chẳng" được lặp lại nhiều lần trong văn bản nhằm mục đích gì?

2. Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh "hoa đèn"," bóng người". Hình ảnh "bóng người" khiến anh chị liên tưởng đến chi tiết nào trong tác phẩm của Nguyễn Dữ.

5. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của anh chị  về tình cảnh của người chinh phụ trong văn bản.

1
8 tháng 5 2020

1.Từ  ''chẳng'' được lặp lại nhiều lần để thể hiện một cách sâu đậm  hơn  lời tâm sự , lời than thở về  nỗi nhớ người chồng của nàng ,  giãi bày, bộc bạch , nói lên nỗi lòng của nàng trong cảnh lẻ loi, đơn chiếc, một mình cô đơn vò võ chờ chồng từ chiến trận trở về.

2.

- Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này

- Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.

- Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ

-Thay vì đèn, tác giả lại nói “hoa đèn” để liên tưởng tới sự tàn lụi, cạn dầu tương đương với cảnh người phụ nữ đợi chờ tới héo hon, thanh xuân qua đi từng ngày.

-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.

=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi

-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.

=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi


 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
[Ngữ Văn 10]Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :      Cửa ngoài vội rủ rèm the,   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 10]

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

34

Phần I: Đọc-Hiểu

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2

– Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

– Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

23 tháng 4 2021

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

20 tháng 5 2018

Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

19 tháng 10 2017

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.