Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 – 1957 và 1958 – 1960, miền Bắc đã có những thay đổi gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (tiến hành từ cuối năm 1953 đến năm 1956), có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn.
Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Trong ba năm tiếp theo (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh. Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.
- Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói có tính chất kinh niên được giải quyết về cơ bản.
- Về công nghiệp, giai cấp công nhân với tinh thần dựa vào sức mình là chính đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy điện Hà Nội…; xây dựng thêm nhiều nhà máy như nhà máy cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè Phú Thọ... Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.
- Về thủ công nghiệp, có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất thêm, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của đời sống, giải quyết phần nào việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công miền Bắc tăng gấp hai lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Về thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, đã cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng cho nhân dân ; giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển : hoạt động ngoại thương dần dần tập trung vào tay Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Về giao thông vận tải, gần 700 km đường sắt bị phá được khôi phục ; sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô; xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như Hải Phòng. Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
* Thành tựu
- Phong trào xây dựng hợp tác xã diễn ra sôi nổi. Cuối năm 1960, có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.
- Cải tạo thành phần tư sản dân tộc. Cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
- Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp quốc doanh và hơn 500 xí nghiệp địa phương.
- Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển: Năm 1960, số học sinh tăng 80%, số sinh viên tăng gấp đôi, cơ sở y tế tăng 11 lần so với năm 1955.
* Hạn chế:
- Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế các thể.
- Thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác.
- Chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của xã viên trong lao động sản xuất.
Đáp án A
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực
- Công nghiệp:
+ Giai đoạn 1961 - 1965, có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng, nhiều nhà máy được mở rộng.
+ Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
+ Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
- Nông nghiệp:
+ Thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.
+ Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình được xây dựng.
+ Năng xuất tăng cao, vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta.
- Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
- Hệ thống giao thông được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
- Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.
- Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đáp án C
Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 – 1957) đã được thực hiện triệt để theo khẩu hiệu “Người cày có ruộng”
Đáp án A
Sau năm 1954, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn còn tồn tại, để tiếp tục nhiệm vụ xóa bỏ toàn dư của chế độ phong kiến, từ năm 1954 đến năm 1956, Đảng ta đã đề ra chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động cải cách ruộng đất.
Đáp án D
Thành tựu lớn nhất mà miền Bắc đã đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, con người, xã hội đều đổi mới.
- Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (tiến hành từ cuối năm 1953 đến năm 1956), có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
- Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn.
- Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Trong ba năm tiếp theo (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh. Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.