K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

Yêu cầu kĩ thuật việc gieo trồng:

- Thời vụ trồng: phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

- Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tuỳ thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

- Đào hố, bón phân lót: Tiến hành đào hố, kích thước hố tuỳ theo từng loại đất. Sau đó trộn lớp đất mặt đào lên với phân bón (phân hữu cơ và phân hoá học) để bón lót vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc:

- Làm cỏ vun sới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp. Hàng năm có thể dùng bùn ao hay phù sa vun vào gốc một lớp mỏng từ 5 – 10cm từ gốc cây rộng ra cho hết tán cây.

- Bón phân thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa (tháng 2 – 3) và sau khi thu hoạch quả (tháng 8 – 9) bằng phân chuồng hoại từ 30 – 50kg/cây và phân hoá học với lượng tối đa cho 1 cây: 1,5 – 2kg đạm; 1 – 1,5kg lân; 1,5 – 2kg kali.

- Tưới nước: Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì 1 – 2 ngày/lần. Tháng thứ hai định kì 3 – 5 ngày/lần. Tưới từ ngoài vào trong gốc.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: bọ xít, sâu đục quả…

26 tháng 11 2019

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

14 tháng 10 2019

Yêu cầu kĩ thuật việc trồng cây:

- Thời vụ: Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, cao từ 60 – 100cm, sạch bệnh đem trồng vào mùa xuân (tháng 2 – 4) ở các tỉnh phía Bắc và đầu mùa (tháng 4 – 5) ở các tỉnh phía Nam.

- Khoảng cách: Tuỳ theo giống, đất đai mà khoảng cách trồng khác nhau: 10m x 10m hoặc 12m x 12m, 14m x 14m.

- Đào hố bón phân lót: Hố trồng xoài phải đào to, đường kính từ 80 – 90cm, sâu từ 50 – 60cm vì rễ sâu và rộng. Bón phân lót từ 20 – 30kg phân hữu cơ cùng với 1kg phân lân/1 hố.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc cây:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, bệnh và làm đất tơi xốp.

- Bón phân thúc bằng phân chuồng hoai hoặc phân hoá học đảm bảo tỉ lệ N : P K là 1 : 1 : 1 (mỗi cây bón 300 – 500g). Cây càng lớn lượng phân tăng dần. Một năm bón 2 lần vào thời gian trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

- Tưới nước: Xoài là cây chịu được hạn nhưng cần tưới nước thường xuyên, nhất là khi cây còn nhỏ và vào mùa hanh khô.

- Tạo hình, sửa cành: Tiến hành tỉa sớm các cành nhỏ, cành bị sâu, bệnh. Không để cây xoài ra nhiều cành thấp để giữ cho cây xoài được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Cây xoài bị các loại sâu, bệnh phá hoại như : rầy, rệp, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm đen vi khuẩn, bệnh thối quả, khô đọt… Trong đó, rầy nhảy hút chích lá và bệnh thán thư là nguy hiểm, vì chúng gây thiệt hại vào lúc ra hoa, đậu quả.

10 tháng 12 2018

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

 

- Thời vụ: Thường trồng từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 9 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc.

 

Khoảng cách trồng:

 

Loại đất Khoảng cách (m) Mật độ (cây/ha)
Đất đồng bằng 9 x 10; 10 x 10 100 – 110
Đất đồi 7 x 8; 8 x 8 150 - 180

- Đào hố bón phân lót: Tiến hành đào hố, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng như đối với cây nhân.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới kết hợp trồng cây xen với các cây họ Đậu.

- Bón phân thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vào thời kì xuất hiện mầm hoa, có quả non và sau khi thu hoạch.

- Tưới nước thường xuyên cho cây phát triển. Trước khi cây ra hoa, hạn chế tưới nước để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa.

- Tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ các loại sâu, bệnh phá hại vải giống như ở cây nhãn.

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Khi vỏ màu xanh vàng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được. Bẻ từng chùm quả, không kèm theo lá vì khoảng cách giữa, các cành quả với phần lá dưới cành quả có các mầm ngủ.

14 tháng 12 2019

trả lời gaaso hộ tớ nhé, tớ sắp thi rùi :<

14 tháng 12 2019

Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

- Tăng chất lượng sản phẩm

- Tăng năng suất/ 1 vụ

- Tăng vụ trồng trọt/ 1 năm

- Thay đổi cơ cấu cây trồng