K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2019

Liên kết nội dung: giới thiệu về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu

- Liên kết hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng

29 tháng 3 2021

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Khởi ngữ+ TPBL: in đậm

25 tháng 3 2022

phép liên kết là gì vậy ạ 

30 tháng 3 2022

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Khởi ngữ+ TPBL: in đậm

30 tháng 3 2022

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

21 tháng 8 2018

HS viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê, trong đó có sử dụng sử dụng phương thức liên kết nối và thế.

   - Phân tích tình huống truyện: là tình huống nghịch lí

   - Nhĩ thời trẻ đi nhiều, không sót một nơi nào trên Trái Đất, khi bệnh tật không đi được nữa anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, vẻ đẹp của người vợ cực nhọc.

→ Tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: cuộc sống và số phận con người đầy bất thường, nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình.

30 tháng 4 2017

Em chọn một bài viết tiêu biểu của mình, rồi liệt kê ra các phép liên kết: phép thế, phép lặp, phép liên tưởng, phép nối…

22 tháng 6 2017

Nhân vật Nhĩ:

   - Nhân vật được đặt trong tình huống đầy nghịch lí: cả đời mải mê đặt chân đến những mảnh đất xa xôi khắp nửa vòng trái đất, đến cuối đời khi bị cột chặt trên giường bệnh lại phát hiện ra vẻ đẹp bình dị của mảnh đất quê hương mình; đồng thời thấy được suy tư, chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời.

   - Trong ánh nhìn của Nhĩ khi cận kề cái chết, quê hương hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, đơn sơ nhưng đầy thơ mộng. Đó là bãi cát, là dòng sông, nương ngô hay đóa bằng lăng…lần đầu tiên sau bao nhiêu năm anh chú ý tới.

   - Những chi tiết tượng trưng cho sự sống của Nhĩ đang cạn dần: bông bằng lăng cuối màu đậm hơn, tảng đất bên bờ sông đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng…

   - Cảm nhận của Nhĩ về vợ: Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên đang mặc tấm áo vá, ngón tay gầy guộc vuốt ve bên vai anh, Nhĩ nhận ra tình yêu thương, tảo tần và hi sinh của vợ, anh hiểu và thêm biết ơn về vợ.

   - Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Niềm xót xa xen lẫn ân hận.

→ Sự thức tỉnh những giá trị bị lãng quên khi con người đã trải qua nhiều sóng gió.

   - Không thể thực hiện được ước muốn của mình, Nhĩ nhờ con trai. Nhưng con anh thực hiện một cách miễn cưỡng và vì mải chơi đã lỡ mất chuyến đò cuối cùng trong ngày.

→ Triết lí “con người ta trong đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”, cần trân trọng thực tại, trân trọng những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh mình.

   - Khoát tay ra hiệu con, nhoài người về phía cửa sổ như muốn thức tỉnh đứa con dứt mình ra khỏi những vòng vèo, chùng chình của cuộc đời để hướng tới những giá trị sống đích thực mà gần gũi quanh ta.

27 tháng 1 2017

- Vẻ mặt, hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện có vẻ rất khác thường: “Anh cố thu nhặt chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài nào đó”.

   → Hành động nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

   → Thức tỉnh mọi người vượt qua những thứ “chùng chình” “vòng vèo” của cuộc đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn gần gũi và bền vững.