Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Có 5 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp.
(3) Có tối đa 6 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội.
(4) Xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là 25%.
(5) Cặp vợ chồng I.3 – I.4 không mang alen gây bệnh.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án C
Xét sự quy định bệnh:
Ta có I1, I2 bình thường sinh con bệnh II6, 8 nên gen gây bệnh là gen lặn.
Gen bị bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ nên gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Xét kiểu gen có trong từng thế hệ ta có:
II6 bệnh có kiểu gen aa => Kiểu gen của I1, I2 dị hợp; tương tự với II9, II10 mang kiểu gen Aa.
II8 và III13 có kiểu gen aa; III13 nhận a của II8 và 1 alen a của II7 mà II7 có kiểu hình bình thường nên kiểu gen của II7 là Aa. III15 bị bệnh nên mang kiểu gen aa.
Các cá thể có thể xác định chính xác kiểu gen với quy luật trên: I1, I2; II6, 7, 8, 9, 10; III13, 15 => 1 sai vì có 6 người trong phả hệ không xác định chính xác kiểu gen.
Người bị bệnh kiểu gen aa (đồng hợp) => 2 đúng.
I3 hoặc I4 có thể có kiểu gen đồng hợp trội AA hoặc cả hai đều mang kiểu gen dị hợp Aa vì sinh ra II10 mang kiểu gen Aa.
Số người có kiểu gen đồng hợp trội tối đa: II5, 11, 12, I3 hoặc I4 => 3 sai.
II9, II10 mang kiểu gen Aa nên sinh ra con II14 có khả năng mang thành phần kiểu gen 1 3 AA: 2 3 Aa.
Xác suất sinh con bị bệnh của cặp III.13 – III. 14: ( 1 3 AA: 2 3 Aa) x aa => aa = 2 3 × 1 2 = 1 3
Xác suất sinh con trai bệnh: 1 3 × 1 2 = 1 6 => 4 sai
Cặp vợ chồng I3, 4 phải có 1 trong 2 người có alen gây bệnh mới sinh ra con II10 mang kiểu Aa => 5 sai.