X và Y ( M X < M Y ) là 2 peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau 1 liên kết peptit), Z là C H 3 C O O 3 C 3 H 5 . Đun nóng 31,88 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44 M vừa đủ, thu được dung dịch B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất với
A. 18%
B. 26%
C. 36%
D. 27%.
Đáp án A
Quy đổi hỗn hợp peptit về C 2 H 3 ON (x mol); CH2 (y mol); H 2 O (z mol) và C H 3 C O O 3 C 3 H 5 (t mol)
m T = 31,88 gam → 57x + 14y + 18z + 218t = 31,88 (1)
n N a O H = 0,44 mol → x + 3t = 0,44 (2)
Muối trong B gồm: C 2 H 4 O 2 NNa (x mol); C H 2 (y mol); C H 3 COONa (3t mol)
→ 97x + 14y + 82.3t = 41,04 hay 97x + 14y + 246t = 41,04 (3)
Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng nên:
→ m O T = 31,88.37,139% = 11,84
Hay x + z + 6t = 0,74 (4)
Từ (1); (2); (3) và (4) có x = 0,2; y = 0,14; z = 0,06; t = 0,08.
Số N trong
→ X là tripeptit (0,04 mol) và Y là tetrapeptit (0,02 mol)
(ghi chú: tính số mol X và Y bằng npeptit = n H 2 O = z và Số N)
Gọi số mol của Gly và Ala lần lượt a, b
→ a + b = n N T = 0,2 và 2a + 3b = n C p e p t i t = 2x + y = 0,54
→ a = 0,06 và b = 0,14.
Gọi X là Glyu(Ala)3 – u và Y là Glyv(Ala)4 – v.
n G l y = 0,06 → 0,04u + 0,02v = 0,06 hay 2u + v = 3.
Mà X và Y đều chứa Gly và Ala nên u = 1 và v = 1 thỏa mãn.
Vậy Y là Gly(Ala)3