K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2018

Gợi ý: Liên hệ đặc điểm địa hình ở Đông Nam Á lục địa. Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, đây cũng là đặc điểm địa hình của các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy giao thông đông – tây trong một nước cũng như giữa các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn gây cản trở sự giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa miền núi với các vùng đồng bằng, giữa các quốc gia Đông Nam Á; hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư ở vùng miền núi của các quốc gia. Ví dụ. Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có địa hình gồm nhiều dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, tập trung ở phía tây lãnh thổ -> hạn chế sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng miền núi phía tây với vùng đồng bằng ở phía đông, sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với các nước ở phía tây như Lào, Cam-pu-chia (biên giới với các nước này chủ yếu là vùng núi) => Việc phát triển các tuyến giao thông hướng Đông – Tây tuy khó khăn nhưng sẽ góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một nước cũng như giữa các nước trong khu vực.

Chọn: A.

4 tháng 5 2017

Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại như: phải làm cầu nhiều, hầm đường bộ để vượt qua sông, núi (chủ yếu có hướng Bắc - Nam). Tuy nhiên việc phát triển giao thông là hết sức cần thiết - đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo sự thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.

12 tháng 3 2018

Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây sẽ thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông – tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.

Chọn A.

10 tháng 7 2017

Do hướng của địa hình khu vực Đông Nam Á chủ yếu hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam (cá biệt có phần lãnh thổ In-đô-nê-xi-a trên đảo Niu Ghi-nê có hướng đông tây) nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.

18 tháng 10 2018

Những ảnh hưởng của việc phát triển giao thông theo hướng đông – tây ở Đông Nam Á lục địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

   - Do hướng địa hình khu vực Đông Nam Á chủ yếu là tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam. Việc phát triển giao thông đông – tây khó khăn.

   - Các nước Đông Nam Á lục địa có chiều dài lãnh thổ gần như hướng bắc – nam.

   - Phát triển giao thông hướng đông – tây thuận lợi thông thương, hợp tác cùng phát triển kinh tế - xã hội.

7 tháng 6 2017

Phải xây dựng cầu , đường bộ, hầm để cượt sông, núi theo hướng B – N (Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam).

– Phát triển giao thông theo hướng T – Đ tạo điều kiện cho việc thông thương, hợp tác giữa miền ngược với miền xuôi để cùng phát triển.

3 tháng 3 2022

A

12 tháng 3 2022

B

12 tháng 3 2022

10.Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.

B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo

11 tháng 12 2018

Đáp án B.

Giải thích: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.