Câu 1. Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Có lãnh đạo tài giỏi. B. Có nhiêu trận đánh nổi tiếng.
C. Có căn cứ địa vững chắc. D. Có vũ khí tối tân
Câu 2. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 3. Đặc điểm của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Mục tiêu nhằm chống đế quốc và phong kiến tay sai
B. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đông nhất là tư sản dân tộc
C. Lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp nông dân
D. Các phong trào cuối cùng đều giành thắng lợi
Câu 4. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
A. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hoà.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ
B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chống Pháp
C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo
D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất
Câu 6.Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?
A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp
B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang
C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang
D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp
Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về sau
C. Đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa nhân dân và triều đình chống Pháp.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương là:
A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892)
C. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
D. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
Câu 9. Phong trào yêu nước chống xâm lược Pháp đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế
C. Phong trào Cần vương D. Phong trào Duy tân
Câu 10. Đâu là đặc điểm của phong trào Cần Vương?
A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 11.Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?
A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn
B. Nhân dân chán ghét triều đình
C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động
D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình rong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Đáp án A