Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Trung Quốc.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 11. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên xô.
B. Anh,Mỹ.
C. Anh,Mỹ,Liên xô.
D. Anh, Pháp, Mỹ,Liên Xô.
*Câu 12. Từ tháng 3 à 5/1945, Liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia ra khỏi lục địa châu Phi?
A. Mỹ -Liên xô
B. Anh-Mỹ .
C. Anh-Liên xô.
D. Liên Xô-Mỹ- Anh.
Câu 11. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên xô.
B. Anh,Mỹ.
C. Anh,Mỹ,Liên xô.
D. Anh, Pháp, Mỹ,Liên Xô.
*Câu 12. Từ tháng 3 à 5/1945, Liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia ra khỏi lục địa châu Phi?
A. Mỹ -Liên xô
B. Anh-Mỹ .
C. Anh-Liên xô.
D. Liên Xô-Mỹ- Anh.
Kết cục:
với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức-Ý- Nhật Bản. Khối đồng minh Liên Xô- Anh-Mĩ giành thắng lợi.
Vai trò ( Tham khảo )
- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.
- Anh - Mĩ
+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.
+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.
Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:
- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.
- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.
- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.
* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:
- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.
- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.
- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.
- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.
Liên Xô đóng vai trò quan trọng, là một lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Chống phát xít và chống chiến tranh, song bị cự tuyệt.
Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, song bị cự tuyệt.
+ Anh, Pháp, Mỹ dung dưỡng, thoả hiệp với phát xít.
Trong chiến tranh (1941 – 1945):
* Mặt trận Xô – Đức:
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xcơ-va: hai tháng sau cuộc nội chiến, Đức bị tổn thất 40 vạn lính. Từ
6-12-1941, Liên Xô phản công ở Mát-xcơ-va. Chỉ còn cách Mát-xcơ-va 20 km, song quân Đức không vào được thủ đô, lại bị đẩy lùi 400 km. Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa quan trọng, tiêu hoa sinh lực địch, phá tan kế hoạch đánh “chớp nhoáng” của Hít-le .
- Chiến thắng Xta-lin-grát: tiêu diệt đạo quân 35 vạn tên của thống chế Paolút là trận đánh lớn và tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự cũng như có ý nghĩa xoay chuyển toàn cục của nó, đánh dấu sự thất bại của phe phát xít.
- Liên xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi: Liên xô trở thành trụ cột, lực lượng đoàn kết của các nước chống phát xít, chính phủ Anh, Mỹ đứng về phía Liên xô và lực lượng dân chủ chống phát xít (mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập (1/1/1942)
- Chiến thắng ở “vòng cung Cuốc-xcơ” (đầu 1943).
- Giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô viết (cuối 1944).
- Tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu (cuối 1944 – đầu 1945).
- Công phá Béc-lin (từ 16/5 đến 30/4/1945), gặp quân Đồng minh ở Toóc-gâu (bên bờ sông En-
bơ).
- Đêm 8/5/1945, chính phủ mới ở Đức đã kí kết văn kiện đầu hành không điều kiện.
- Thắng lợi của Liên xô đã tạo điều kiện cho Anh, Mĩ có những thắng lợi khác ở Bắc phi, Italia.
* Đánh quân phiệt Nhật Bản:
+ Liên xô tham gia chống Nhật (8/8/1945), đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật ở
Trung Quốc và Triều Tiên. Góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật ký điều ước đầu hàng đồng minh không điều kiện (15/8/1945) kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hi.
Như vậy, Liên Xô giữ một vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết
định thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền văn minh nhân loại.
Chứng minh Liên Xô có vai trò to lớn và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa phát xít, trong khi các cường quốc tư bản thỏa hiệp phát xít thì Liên Xô lại có thái độ kiên quyết chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Liên Xô giành hàng loạt các thắng lợi đẩy phe phát xít vào thế phòng ngự bị động và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh:
- Chiến tranh Mát-xco-va của Liên Xô
+ Cuối 1941, Đức mở 2 cuộc tấn công mãnh liệt vào Mát-xco-va hòng kết thúc chiến tranh nhưng bị Hồng quân Liên Xô bẻ gãy. Ngày 6-12-1941 dưới sự chỉ huy của tướng Giu-cốp, Hông quân Liên Xô bắt đầu phản công quyết liệt, đẩy lùi quân địch ra khỏi cửa ngõ Thủ đô Mát-xco-va hàng trăm kilomet.
+ Ý nghĩa: chiến thắng Mát-xco-va đã giáng một đòn thiệt hại nặng nề vào đạo quân trung tâm của phát xít Đức, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Hitle.
- Chiến thắng ở Xta-lin-grat:
+ Sau thất bại ở Mát-xco-va, mùa hè 1942, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía nam nhằm chiếm Xta-lin-grat (nay là Von-ga-grat) "nút sống" của Liên Xô. Nhưng sau hơn 2 tháng, Đức vẫn không chiếm được thành phố này.
+ 19-11-1942 đến 2-2-1943, Liên Xô phản công và giành chiến thắng ở Xta-lin-grat. Hồng quân đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn (2/3 bị tiêu diệt, 1/3 bị bắt sống, trong đó có chỉ huy Phôn Pao-lut và 24 viên tướng).
+ Ý nghĩa: Chiến thắng vĩ đại Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, xoay chuyển tình thế của cuộc chiến: ưu thế chuyển từ phe Trục phát xít sang phe Đồng minh. Sau trận Xta-lin-grat, Liên Xô và phe Đồng minh đã chuyển sang phản công khắp các mặt trận.
- Chiến thắng ở vòng cung Cuốc-xco:
+ Tư 5-7 đến 23-8-1943, Hồng quân Liên Xô phản công Đức tại vòng cung Cuốc - xco (Trận đấu xe tăng vĩ đại nhất). Đánh tan 30 sư đoàn, loại khỏi vòng chiến 50 vạn quân Đức, giải vây cho Xta-lin-grat, đến 6-1944 giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.
+ Đầu 1944, cuộc tổng phản công của Hồng Quân Liên Xô diễn ra liên tục trên toàn mặt trận, đánh tan đạo quân trung tâm mạnh nhất của Đức, tiêu diệt 17 sư đoàn địch, quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Tiếp đó, Liên Xô tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.
- Trận tấn công vào Béc-lin của Hồng quân Liên Xô.
+ 16-4 đến 2-5-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công vào Béc lin, cuộc chiến diễn ra ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân phát xít Đức.
+ 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô đã cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức, Hít le tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 2-5-1945, Béc Lin treo cờ đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức ở Italia cũng đầu hàng.
+ 9-5-1945, Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh két thúc ở Châu Âu.
+ 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, tấn công và tiêu diệt đạo quân QUan Đông ở Mãn Châu.
+ Ngày 15-8-1945, Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế thới thứ hai kết thúc.
Câu 15. Vai trò của Liên Xô trong tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít là gì?
A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.
B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.
C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.
D. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ.
*Câu 16. Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược gì?
A. Đánh chắc, tiến chắc.
B. Đánh lâu dài.
C. Đánh du kích.
D. Chiến tranh chớp nhoáng.
Đáp án D