Câu 1: Nội dung của câu văn sau là gì?
Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
A.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên.
B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên.
C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên.
D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa.
Câu 2: Chi tiết nào sau đây không nằm trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
A.Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn.
B. Một người con gái hay tỉa lông mày của mình.
C.Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa.
D.Anh thanh niên đưa cho người lái xe một gói tam thất.
Câu3:Các câu tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1,Nói có sách, mách có chứng.
2,Ông nói gà, bà nói vịt.
3,Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
4,Râu ông nọ cắm cằm bà kia.
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm cách thức.
Câu4:Câu văn “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má!Má!” nói lên thái độ gì ở bé Thu trước sự vồ vập của người cha?
A.Ngờ vực, sợ hãi.
B.Vui mừng, phấn khởi.
C.Lạnh lùng, thờ ơ.
D.Ân hận, tiếc nuối.
Câu5:Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, người ta cần sử dụng kết hợp yếu tố nào?
A.Miêu tả. B. Biểu cảm. C.Thuyết minh. D.Nghị luận.
Câu 6:Lời rào đón là những từ ngữ được dùng khi nào?
A.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm cách thức và quan hệ.
B.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm một số phương châm hội thoại.
C. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm lịch sự.
D.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm về chất và lượng.
Câu 7:Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác:
A.Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
B.Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
C.Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
D.Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
Câu8:Đọc mẩu chuyện sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
Em đang học Địa lí, hỏi anh:
-Anh ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới anh nhỉ?
Anh đang dán mắt vào điện thoại, trả lời:
-Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.
A.Phương châm về chất.
B.Phương châm về lượng.
C.Phương châm quan hệ.
D.Phương châm cách thức
Câu 9:Ý nào sau đây không đúng khi nói về cảm hứng âm vang từ Lặng lẽ Sa Pa?
A.Sa Pa không hề lặng lẽ bởi âm vang tình người.
B.Đây là nơi những con người âm thầm cống hiến mà không đòi hưởng thụ.
C.Nơi nghỉ mát và đầy cảm hứng nghệ thuật.
D.Nơi mà từ đây, nảy nở một tình yêu.
Câu 10:Điền từ còn thiếu vào dấu … để hoàn thành câu văn sau: “… lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.”
A.cái im lặng
B.gió và tuyết
C.lúc một giờ sáng
D.mưa đá
Chọn đáp án: B.