Bài ca dao số 2:
+ Hình thức bài ca dao số 2 có gì đặc biệt?
+ Tìm hiểu về lời đố của cô gái và lời đáp của chàng trai? Qua đó em nhận thấy vẻ đẹp nào của đất nước được nhắc tới?
+ Cảm xúc, thái độ của tác giả dân gian được thể hiện như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý đúng: b và c
- Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô “chàng”, “nàng”
- Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động
Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới
- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.
- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:
+ Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
+ Chàng trai muốn đám cưới linh đình
- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”
→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.
Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước
+ Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang
+ Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.
+ Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.