K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

- Chất cổ điển: hình ảnh núi non trập trùng, bát ngát, mênh mông => tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

- Chất hiện đại: lòng yêu nước thương dân của vị lãnh tụ kính yêu suốt đời vì dân vì nước.

6 tháng 4 2020

1. Chất cổ điển trong bài thơ được thể hiện qua:
- Thể thơ: Bài thơ viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tuân thủ đúng quy định về vần luật của thể thơ. Đây là một thể thơ truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc. Bài thơ ngắn gọn, hàm súc (cả bài chỉ gồm 4 câu, 28 chữ).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): là một con người sống ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, hưởng thú vui tao nhã chốn lâm tuyền (có thể liên hệ đến hình ảnh của Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn - lên lớp 10 các em sẽ được học)

2. Chất hiện đại được thể hiện qua:
- Giọng thơ: , một giọng kể bình dị, hóm hỉnh, đùa vui
- Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: rất gần gũi, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày với các từ ngữ gần với khẩu ngữ: bờ suối, hang, cháo bẹ, rau măng ... các hình ảnh tả thực cuộc sống thiếu thốn và những công việc hàng ngày của nhà thơ (rất khác với cách nói ước lệ mang phong cách trang trọng của thơ ca truyền thống).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): Bên cạnh hình ảnh của một triết nhân hưởng thú lâm tuyền (như trong thơ truyền thống), người đọc còn thấy nổi bật lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ của đời sống hàng ngày để hoạt động cách mạng. Đó là hình ảnh con người luôn lạc quan, tin tưởng, luôn yêu đời và làm chủ hoàn cảnh.

học tốt ạ

15 tháng 12 2016

bài thơ nào vậy bạn hum

15 tháng 12 2016

cổ điển: thơ ngày xưa và thơ bác đều tả cảnh ngụ tình,thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

hiện đại:lấy đề tài cũ nhưng từ đó ns lên tinh thần của một người chiến sĩ vá khung cảnh trong bài thơ co sức vận độngÔn tập ngữ văn lớp 7

6 tháng 4 2020

Bài “Ngắm trăng”.
* Màu sắc cổ điển.
+ Dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
* Tình thần thời đại:
+ Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
+ Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.

Mk chỉ biết mỗi bài này thui sorry!!

20 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

20 tháng 6 2021

Tham khảo nha!

 

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

8 tháng 3 2021

ơ em hỏi bài vội vàng của xuân diệu mà? 

4 tháng 4 2020

Bài Tức cảnh Pác Bó
* Màu sắc cổ điển.
- “Thú lâm tuyền”
+ Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng.
+ Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa.
+ Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng.
+ Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.
*Tinh thần thời đại.
+ Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để “lánh đục tìm trong” hay tự an ủi mình bằng lối sống” an bần lạc đạo” mà đến với thú lâm tuyền để “dịch sử Đảng” tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ.
+ Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy “ chông chênh” và 3 chữ “ dịch sử đảng” toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ.
+ Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.

Bài “Ngắm trăng”.
* Màu sắc cổ điển.
+ Phân tích đề tài “Vọng nguyệt” và thi liệu cổ: “rượu, hoa, trăng”

+ Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
* Tình thần thời đại:
+ Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
+ Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.

4 tháng 4 2020

Bài ngắm trăng với ĐI ĐƯỜNG chứ không có tức cảnh pác bó nhé bạn

5 tháng 5 2020

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của tác giả Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hòa quyện giữa chất cổ điển và chất hiện đại đặc trưng trong thơ Bác. Thật vậy, bằng những vần thơ mềm mại, giàu cảm xúc mà vẫn mang chất chiến đấu của mình trong hoàn cảnh chiến khu Việt Bắc, bài thơ chính là phong thái lạc quan cùng tư thế chiến đấu của Bác trong hoàn cảnh chiến tranh. Chất cổ điển trong bài thơ thể hiện ở hình ảnh "sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng". Bác giống như một thi nhân với thú vui gần gũi với nếp sống thiên nhiên, sống bên suối, trong hang. Thức ăn trong những năm tháng chiến đấu là cháo bẹ, rau măng không chỉ thể hiện được lối sống giản dị của Bác mà còn thể hiện được phong thái lạc quan của Bác, tinh thần chiến đấu của Bác. Cuộc sống dân dã và thức ăn bình dị như những thi nhân xưa làm nên chất cổ điển và lãng mạn trong thơ Bác. "Vẫn sẵn sàng" cho thấy phong thái lạc quan như chẳng hề thấy khổ của Bác mà vui vì được hòa mình vào với thiên nhiên. Tuy nhiên, chất hiện đại cũng hòa với chất cổ điển khi Bác sống hòa mình vào thiên nhiên nhưng chằng hề ẩn dật mà đời sống của Bác gắn liền với đời sống chiến đấu của nhân dân. Chất hiện đại thể hiện ở việc Bác làm việc trên những bàn đá chông chênh một cách vô cùng thoải mái, vô tư, chẳng ngại khó, ngại khó để phục vụ cho kháng chiến, cho nhân dân. Và quan trọng nhất, Bác thấy yêu cuộc đời cách mạng của mình và tự hào về cuộc kháng chiến của toàn dân "thật là sang". Tóm lại, chất hiện đại và chất cổ điển hòa quyện hài hòa trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói riêng và thơ Bác nói chung. 

Chúc bạn học tốt !

6 tháng 5 2020

thanks bạn nha mặc dù hơi dài :))

20 tháng 12 2016

Bài Rằm tháng giêng:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
DỊCH SANG TIẾNG VIỆT_XUÂN THỦY_
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bác ngát trăng ngân đầy thuyền'

Đây là bài thơ được Bác viết vào những năm kháng chiến chống Pháp.Trong một đêm trăng đẹp có thực tại núi rừng Việt Bắc,bác đã ứng khẩu làm bài thơ này.
Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp,vừa cổ điển vừa hiện đại.Chất cổ điển hiện ra với đêm trăng,thi sĩ,dòng suối,hang sâu.Tính lãng mạng nằm ở chỗ;cảnh thiên nhiên khiến cho lòng buâng khuâng,xao xuyến.Nét hiện đại của bài thơ là ở chổ:giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lai có một không gian thơ hiện ravới một ánh trăng sáng hòa quyện cùng dòng sông lấp lánh.Càng hiện đại hơn là người làm thơ không phải là một thi sĩ ẩn dật xưa kia chỉ biết yêu thiên nhiẹnđep mà người thi sĩ này đang là người chiến sĩ,người chỉ huy,người lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Bài thơ gồm bốn câu,dường như câu nào cũng có ánh trăng soi sáng,và hiện lên hình ảnh của mùa xuân.Theo bản dịch thì câu 1 có 1 chữ xuân, câu 2 có 2 chữ xuân,câu 3 và câu 4 tuy không có chữ xuân nhưng nếu đọc kĩ thì xuân xuất hiện trong lòng người và hòa quyện vào đất trời.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Những người chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân thì phơi phới một niềm tin là chở trăng về căn cứ_tức là chở mùa xuân,trăng xuân về cho mọi người.
Bài thơ miêu tả cảnh nhưng thực ra là miêu tả con người và tâm trạng con người.Trước cảnh thiên nhiên đẹp, các thi sĩ thường hay say đắm mình vào trong thiên nhiên,co khi còn để sa lãng việc đời.Bác ở đây thì không như vậy.Thiên nhiên càng đẹp thì làm Bác càng yêu đời hơn và càng yêu thiên nhiên thì làm Bác càng nhớ tới trách nhiệm của mình hơn,cho ne mới" giữa dòng bàn bạc việc quân",bàn về cuộc kháng chiến.
Bài thơ được viết ra giữa những năm tháng đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.Với sự sáng tao và tinh tế của mình,Bác đã vẽ nên một bức tranh that đẹp và nên thơ.Một khát khao cháy bổng là mang 'mùa xuân"về cho đất nước mà bác và các đồng chí của mình đang phấn đấu thực hiện.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

20 tháng 12 2016

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
DỊCH SANG TIẾNG VIỆT_XUÂN THỦY_
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bác ngát trăng ngân đầy thuyền'

Đây là bài thơ được Bác viết vào những năm kháng chiến chống Pháp.Trong một đêm trăng đẹp có thực tại núi rừng Việt Bắc,bác đã ứng khẩu làm bài thơ này.
Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp,vừa cổ điển vừa hiện đại.Chất cổ điển hiện ra với đêm trăng,thi sĩ,dòng suối,hang sâu.Tính lãng mạng nằm ở chỗ;cảnh thiên nhiên khiến cho lòng buâng khuâng,xao xuyến.Nét hiện đại của bài thơ là ở chổ:giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lai có một không gian thơ hiện ravới một ánh trăng sáng hòa quyện cùng dòng sông lấp lánh.Càng hiện đại hơn là người làm thơ không phải là một thi sĩ ẩn dật xưa kia chỉ biết yêu thiên nhiẹnđep mà người thi sĩ này đang là người chiến sĩ,người chỉ huy,người lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Bài thơ gồm bốn câu,dường như câu nào cũng có ánh trăng soi sáng,và hiện lên hình ảnh của mùa xuân.Theo bản dịch thì câu 1 có 1 chữ xuân, câu 2 có 2 chữ xuân,câu 3 và câu 4 tuy không có chữ xuân nhưng nếu đọc kĩ thì xuân xuất hiện trong lòng người và hòa quyện vào đất trời.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Những người chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân thì phơi phới một niềm tin là chở trăng về căn cứ_tức là chở mùa xuân,trăng xuân về cho mọi người.
Bài thơ miêu tả cảnh nhưng thực ra là miêu tả con người và tâm trạng con người.Trước cảnh thiên nhiên đẹp, các thi sĩ thường hay say đắm mình vào trong thiên nhiên,co khi còn để sa lãng việc đời.Bác ở đây thì không như vậy.Thiên nhiên càng đẹp thì làm Bác càng yêu đời hơn và càng yêu thiên nhiên thì làm Bác càng nhớ tới trách nhiệm của mình hơn,cho ne mới" giữa dòng bàn bạc việc quân",bàn về cuộc kháng chiến.
Bài thơ được viết ra giữa những năm tháng đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.Với sự sáng tao và tinh tế của mình,Bác đã vẽ nên một bức tranh that đẹp và nên thơ.Một khát khao cháy bổng là mang 'mùa xuân"về cho đất nước mà bác và các đồng chí của mình đang phấn đấu thực hiện.