K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

Dân số thể giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người) và tăng vọt từ năm 1960 đến 1990 (lúc đường biểu diễn dốc đứng). Biểu hiện sự gia tăng dân số thế giới nhanh là thời gian dân số tăng lên 1 tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại.

1 tháng 6 2017

- Từ đầu Công nguyên cho đến thê' kỉ XVI, dân số thế giới tăng chậm (vào đầu Công nguyên, dân sô' thê' giới chỉ có khoảng 300 triệu người; dê'n thê' kỉ XVI, tăng gấp đôi, nhưng cùng chưa den 1 tỉ người).

- Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người), tăng vọt vào năm 1960 đến năm 1987 (đường biểu diễn gần như dốc đứng).

- Sau đó, dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng nhanh.

1 tháng 6 2017

gửi đi

 Chủ đề:Ôn tập học kì ICâu hỏi:NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN ĐỊA LÍHình thức kiểm tra trắc nghiệmNội dung ở bài 1:- Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số- Tình hình tăng dân số thế giời từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thể kỉ XX.- Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột từ nhưng năm 1950 của thế kì XX ở nhưng nước nào?Nguyên nhân? Hậu quả?Nội dung ở bài 2:- Những khu vực...
Đọc tiếp

 

Chủ đề:

Ôn tập học kì I

Câu hỏi:

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN ĐỊA LÍ
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm

Nội dung ở bài 1:
- Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số
- Tình hình tăng dân số thế giời từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thể kỉ XX.
- Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột từ nhưng năm 1950 của thế kì XX ở nhưng nước nào?
Nguyên nhân? Hậu quả?
Nội dung ở bài 2:
- Những khu vực tập trung đông dân trên thế giới
- Dân cư trên thế giới thường sinh sống ở những khu vực nào. Tính mật độ dân số
- Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc? Đặc điểm cơ bản các
chủng tộc
Nội dung ở bài 3 :
- Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư thành thị
- Vào thế kỉ XIX đô thị phát triển nhanh ở những nước nào
- Xác định một số siêu đô thị ở châu Á
Nội dung ở bài 5 :
- Xác đinh các kiểu môi trường ở đới nóng
- Vị trí môi trường đới nóng
- Vị trí môi trường xích đạo ẩm
- Đặc điểm khí hậu và các kiểu thực vật đặc trưng ở môi trường xích đạo ẩm
Nội dung ở bài 6:
- Vị trí môi trường nhiệt đới
- Đặc điểm khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường ( thiên nhiên, đất, thực vật, sông ngòi) ở môi trường
nhiệt đới
Môi trường nhiệt đới thích hợp cho việc trồng những loại cây nào
Nội dung ở bài 7:
- Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố ở đâu
- Đặc điểm khí hậu ở môi trường nhiệt đới gió mùa
- Cảnh sắc thiên nhiên, nhiều thảm thực vật như thế nào
- Môi trường nhiệt đới thích hợp cho việc trồng những loại cây nào
- Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào sau đây?
Nội dung ở bài 10:
- Dân số thế giới ở đới nóng tập trung đông ở đâu? Châu lục nào nhèo đói nhất thế giới

- Ảnh hưởng của dân số tới tài nguyên. Bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường, kinh tế- xã hôi như
thế nào
- Các biện pháp giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
Nội dung ở bài 13:
- Xác đinh các kiểu môi trường ở đới ôn hòa
- Vị trí môi trường đới ôn hòa
Sư phân hóa của môi trường theo thời gian, theo không gian như thế nào (thực vật thay đổi như thế nào )
Đặc điểm khí hậu kiểu môi trương ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa Trung Hải
Nội dung ở bài 17:
Những nguyên nhân gây ô nhiểm không khí,hậu quả, biện pháp ứng phó ở đới ôn hòa
Những nguyên nhân gây ô nhiểm nước,hậu quả, biện pháp ứng phó ở đới ôn hòa                       

Đừng gửi ảnh

0
20 tháng 1 2018

- Kinh tế Anh:

+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp

+ Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.

+ Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.

- Kinh tế Pháp

+ Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ

+ Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi

- Nhận xét chung: Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

18 tháng 11 2021

Vào cuối tk XIX chế độ pk ở ĐN Á bị suy yếu trầm trọng nhiều cuộc khởi nghĩa lật đổ cđpk nổ ra.

18 tháng 11 2021

tham khảo:

Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

21 tháng 3 2017

- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

- Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã mãn.

- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.

12 tháng 4 2017

- Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

12 tháng 4 2017

- Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

21 tháng 2 2018

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức: Khởi nghĩa vũ trang, Cải cách,…

Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

- Có sự chuyển biến về hình thức đấu tranh vào giai đoạn sau gắn liền với sự ra đời của các tổ chức chính trị.

- Tóm lại :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.