Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta
* Thuận lợi :
- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 4 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000-8.000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
- Dầu khí : là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trự lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn
- Thủy năng : Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260-270 tỉ KWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai ( 19%)
- Các nguồn năng lượng khác như : sức gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt,.. ở nước ta rất dồi dào
* Khó khăn :
- Thiếu nước vào mùa khô cho các nhà máy thủy điện
- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm( than, dầu khí)
b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện
- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội : cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân
- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường
Gợi ý làm bài
a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta
* Thuận lợi
- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
- Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước ta rất dồi dào.
* Khó khăn
- Thiếu nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.
- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).
b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện
- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.
a) Nguồn nhiên liệu:
– Than: Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh; than nâu ở Đồng bằng sông Hồng…
– Dầu khí: Trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích tại thềm lục địa.
b) Tiềm năng thủy điện:
– Rất lớn (khoảng 30 triệu kw).
– Tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%), hệ thống sông Đồng Nai (19%).
c) Các nguồn năng lượng khác: Mặt Trời, sức gió…
2) Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam:
Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Yaly (720 MW), Trị An (400 MW).
a) Thuận lợi :
- Khí hậu :
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa
# Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bingf 22 độ - 27 độ ; tổng lượng nhiệt hoạt động : 8.000 độ C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ. năm
# Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm
# Gió mùa : Gió mùa đông bắc vào mùa đông ở miền bắc gây thời tiết lanh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh, ẩm ( vào nửa sau mùa đông); gió mùa Tây Nam (mùa hạ)
+ Phân hóa :
# Theo vĩ tuyến (Bắc - Nam) : ở miền bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam có nhiệt độ cao quanh năm
# Theo mùa : mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đông ở miền Bắc.
# Theo độ cao : Khí hậu có sự phân hóa thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600-700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2.600m là vành đai ôn đớn trên núi.
+ Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới;
# Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm
# Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh
# Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi
# Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng : nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới do có mùa đông lạnh
- Địa hình và đất đai
+ 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính : đồng bằng, trung du, miền núi
+ Đất đai cũng có sự phân hóa giữa các vùng : hệ đất đất phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du miền núi
+ Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới
# Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
# Cụ thể là cây dài ngày (cây công nghiệp, cây ăn quả), chăn nuôi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuôi thủy sản, thâm canh, tăng vụ ở đồng bằng
b) Khó khăn
- Tính cất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc ở mức độ lớn vào khí hậu, sau đó là đất đai
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nông nghiệp
- Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới gió mùa gây ra :
+ Thiên tai : lũ, lụt, hạn hán, bão...
+ Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi
a) Miền Đông
* Thuận lợi:
- Địa hình thấp, có các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đóng tàu, khai thác khoáng sản biển,...
- Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Là vùng có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu.
* Khó khăn: Bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
b) Miền Tây
* Thuận lợi:
- Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn.
- Nhiều khoáng sản (than, sắt, dầu mỏ) cho phát triển công nghiệp.
* Khó khăn:
- Địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thông, sản xuất, cư trú.
- Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Đáp án cần chọn là: D
- Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh
- Tài nguyên rừng giàu có không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta
- Than: than antraxit, tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg. Ngoài ra có than bùn, than nâu.
- Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Nguồn thuỷ năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260 - 270 tỉ kw. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng Mặt Trời,....) ở nước ta rất dồi dào, cho phép đa dạng hoá ngành điện lực.