K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2019

Đáp án B.

Giải thích: SGK/86, địa lí 11 cơ bản.

20 tháng 2 2018

Đáp án D

Dẫn chứng thể hiện sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là Miền Đông giàu tài nguyên khoáng sản kim loại màu hơn

30 tháng 4 2023

Trung Quốc có sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây do các yếu tố sau:

Địa hình: Miền Tây Trung Quốc có địa hình núi non, khô cằn và độ ẩm thấp hơn so với miền Đông. Do đó, việc trồng trọt và chăn nuôi ở miền Tây khó khăn hơn.

Khí hậu: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn và nắng nóng, trong khi miền Đông có khí hậu ôn đới và ẩm ướt. Điều này ảnh hưởng đến loại cây trồng và động vật chăn nuôi được trồng và nuôi ở hai khu vực này.

Cơ sở hạ tầng: Miền Đông Trung Quốc có cơ sở hạ tầng phát triển hơn so với miền Tây, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và cảng biển. Điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Sự phát triển kinh tế: Miền Đông Trung Quốc là trung tâm kinh tế của đất nước, có nền kinh tế phát triển và dân số đông đúc hơn so với miền Tây. Do đó, miền Đông có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Chính sách chính phủ: Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở miền Đông, bao gồm cả việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các nông dân. Tuy nhiên, miền Tây vẫn chưa được đầu tư và hỗ trợ đầy đủ từ chính phủ.

Tóm lại, sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng,

2 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

- Các khu vực đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

+ Khu vực đất Việt Bắc.

+ Khu vực đất Đông Bắc.

+ Khu Vực đất Đồng bằng sông Hồng.

- Các khu vực đất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

+ Khu vực đất dãy núi Hoàng Liên Son.

+ Khu vực đất ở các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào.

+ Khu vực đất ở các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên ở giữa hai dãy núi trên.

+ Khu vực đất Trường Sơn Bắc.

+ Khu vực đất đồng bằng Bắc Trung Bộ.

(Trong mỗi khu vực đất, cần trình bày theo từng loại đất, trong mỗi loại đất trình bày về diện tích, đặc điểm và phân bố).

30 tháng 10 2018

Hướng dẫn: Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: C

31 tháng 5 2016

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.


 

31 tháng 5 2016

đã nha!ok

7 tháng 6 2017

- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc

+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.

+ Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. - So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...). Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang....).

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục dịa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.
12 tháng 1 2018

Đáp án C

Do địa hình và khí hậu khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây đã dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc