K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trên thế giới này có rất nhiều loại cây hoa tử độc hại cho đèn tỏa ra mùi hương thơm, những loại hoa mà giản dị mộc mạc nhất vẫn là hoa hồng.Hoa hồng là một loại hoa bụi mọc đứng hoặc mọc leo , thân và là thì có rất nhiều gai nhọn , có lá kèm. Hoa có một mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng .Hoa có rất nhiều màu va cực kì đa dạng từ màu hồng nhẹ , đỏ , trắng hoặc vàng ,....Nhưng em thích nhất màu hồng...
Đọc tiếp

Trên thế giới này có rất nhiều loại cây hoa tử độc hại cho đèn tỏa ra mùi hương thơm, những loại hoa mà giản dị mộc mạc nhất vẫn là hoa hồng.Hoa hồng là một loại hoa bụi mọc đứng hoặc mọc leo , thân và là thì có rất nhiều gai nhọn , có lá kèm. Hoa có một mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng .Hoa có rất nhiều màu va cực kì đa dạng từ màu hồng nhẹ , đỏ , trắng hoặc vàng ,....Nhưng em thích nhất màu hồng vì nó rất thơm và để làm cảnh cũng rất đẹp .Hoa thì co rất nhiều cánh và đế hoa có hình chén quả bế .Ngày trước nhà em có trồng một bụi hoa hồng trước cửa.Một cây hoa nhỏ rất nhanh đã trở thành một bụi hoa tuyệt đẹp .Em nhớ khi em còn nhỏ những lần đi học về em thường chạy ngay đi để tưới cây. Em và mẹ những ngày lễ tễt thường ra hái những bông hoa để cắm lên bàn thờ tô tiên, mỗi khi mẹ ra hái hoa mẹ em thường nói : “ con nhìn xem hoa hồng nở đẹp thật là tuyệt vời ‘’.

BÀI VĂN CỦA TAOhuhu

9
4 tháng 11 2021

lớp 1 giỏi Ngữ văn *clap*

4 tháng 11 2021

câu hỏi ở đâu

Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng...
Đọc tiếp

Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.

Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.

Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.

Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt. Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm.

Thảo nào người ta thường thích hoa hồng đến vậy: hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương

hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rã ra, rụng xuống. Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở.

Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn

4
28 tháng 3 2016

HAY QUÁyeu

15 tháng 8 2016

great

21 tháng 2 2023

phân tử là hạt đại diện cho chất,gồm một số nguyên tử gắn kết vs nhau = liên kết hoá học và thực hiện đầy đủ  t/chất hoá học của chất

\(#PaooNqoccc\)

9 tháng 1 2018

a, Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”

Phó từ “lại”, “sắp”, “ra” bổ sung ý nghĩa lần lượt về sự tiếp diễn tương tự, quan hệ thời gian, kết quả và hướng cho động từ “buông tỏa”.

Phó từ “cũng”, “sắp” bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự và quan hệ thời gian cho động từ “có” và “về”.

20 tháng 6 2023

Dạ cho em hỏi đoạn văn trên sử dụng mấy phép liên kết ạ? ( Lặp, nối...)

đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ...
Đọc tiếp

đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.
 Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

 Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

1 / Từ mùi thơm thuộc loại từ nào? 

a ) Động từ.                       b ) danh từ

c ) Số từ                             d ) Tính từ 

Trong bài có bao nhiêu từ láy ?

A ) tám từ . đó là những từ.... 

B ) Chín từ. Đó là những từ....

C ) Mười từ . Đó là những từ... 

D ) Mười một từ. Đó là những từ...

3 / Trong câu << Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất >> Chủ ngữ trong câu là gì ?

A ) Những mùi hương mộc mạc 

B )Những mùi hương mộc mạc chân chất 

C ) Những mùi hương 

D ) Đó

4/ Câu bài trên thuộc kiểu câu gì ?

A ) Câu kể Ai là gì? 

B ) Câu kể Ai thế nào?

C ) Câu kể Ai làm gì? 

D ) Câu khiến 

Mình sẽ tik cho

1
19 tháng 10 2017

1.D

2.C đó là những từ :chân chất ,chiều chiều , lạ lùng, tháng tám , rập rạp, no nê, lá chanh, lá lốt , bạc hà hai tay

3.C

4.B

          mk nha mk tốn nhiều thời gian lắm đấy

HOA TÓC TIÊNThầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao...
Đọc tiếp

HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.

trả lời các câu hỏi sau

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đau ?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt

b. Do cây xanh tốt quanh năm

c. Do tóc các cô tiên không bao giờ bạc

2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy có màu gì ?

a. Màu hồng cánh sen

b. Màu hồng cách sen nhẹ. 

C. Màu trắng tinh khiết

3. Tác giả so sáng mùi thơm của hoa tóc tiên với gì. ?

a.mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

b. Mùi thơm mát của sương đêm 

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì ?

a. Một thứ lụa mỏng manh ccac tóc cô tiên

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

c. Mùi hương ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương

5. Chuyển câu kể sau thành câu khiến

           Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt

.....................………………......................................................................................

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 3 2018

1. c

2. a

3. a

4. b

5. Thầy thường sai tôi: Em ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt ấy giúp thầy!

HƯƠNG LÀNG          Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.          Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.         Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ...
Đọc tiếp

HƯƠNG LÀNG

          Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

          Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

         Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

         Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

         Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

         Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

         Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !

                                                                                       ( Theo Băng Sơn)

         Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình

a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh.

b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.

c. Những làn hương quen thuộc của đất quê

d. Những đồng lúa xanh mát.

2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ?

a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau.

b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.

c. Do mùi thơm của nước hoa.

d. Mùi thơm của những vườn hoa.

3. Trong câu “ Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” Từ đó chỉ cái gì ?

a. Đất quê.

b. Những bông lúa

c. Làng.      

d. Làn hương quen thuộc của đất quê.

4. Ở đoạn 3, tác giả miêu tả hương thơm của những sự vật nào? Khi miêu tả những làn hương ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn nào?

      Mùi thơm của hoa bưởi trong sương, mùi thơm của rơm rạ trong nắng, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió,

5. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?

a. Hoa thiên lí, hương cốm, hương lúa

b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.

c. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh.

d.Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ.

6*. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ?

a.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.

b.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.

c.Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.

d. Vì những mùi thơm đó gắn với tuổi thơ của tác giả.

7*.Trong đoạn văn cuối bài: “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh nay có gì đặc biệt ? Hãy nêu nêu tác dụng của cách so sánh đó .

8. Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với quê hương mình? Dựa vào đâu em hiểu được điều đó?                                            

 

1
23 tháng 4 2023

Đúng vậy

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng ; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng ; khi toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng ; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng ; khi toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này ?

I. Cho cây T tự thụ phấn.

II. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.

III. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.

IV. Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.

V. Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.

VI. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

1
5 tháng 1 2020

Đáp án A

A-B- hoa đỏ

A-bb : hoa vàng

aaB- hoa hồng

aabb : hoa trắng

Xét các cách để xác định kiểu gen của cây T hoa đỏ là:

(1)  Tự thụ phấn

- Nếu cây T có kiểu gen AABB → 100% Hoa đỏ

- Nếu cây T có kiểu gen AaBB → 3 hoa đỏ: 1 hoa hồng

- Nếu cây T có kiểu gen AaBb → 9 hoa đỏ: 3 hoa vàng: 3 hoa hồng: 1 hoa trắng

- Nếu cây T có kiểu gen AABb → 3 hoa đỏ: 1 hoa vàng

(1) phù hợp

(2)  Cho cây T giao phấn với cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb)

- Nếu cây T có kiểu gen AABB  → AABB × AaBb → 100% Hoa đỏ

- Nếu cây T có kiểu gen AaBB → AaBB × AaBb → 3 hoa đỏ: 1 hoa hồng

- Nếu cây T có kiểu gen AaBb → AaBb × AaBb → 9 hoa đỏ: 3 hoa vàng: 3 hoa hồng: 1 hoa trắng

- Nếu cây T có kiểu gen AABb → AABb × AaBb → 3 hoa đỏ: 1 hoa vàng

(2) phù hợp

(3)  Cho cây T giao phấn với cây dị hợp 1 cặp gen:

Không thỏa mãn trong trường hợp cây hoa đỏ dị hợp 1 cặp gen: AaBB hoặc AABb

VD: AaBB × AABB (T) → 100% Hoa đỏ

AaBB × AABb (T) → 100% Hoa đỏ → không xác định được kiểu gen của T

(4)  Cho cây T giao phấn với hồng thuần chủng (aaBB)

Không thỏa mãn:

aaBB × AABB (T) → 100% Hoa đỏ

aaBB × AABb (T) → 100% Hoa đỏ → không xác định được kiểu gen của T

(5)  Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử (Aabb)

Aabb × AABB (T) → 100% Hoa đỏ

Aabb × AABb (T) → 1 đỏ:1 vàng

Aabb × AaBb (T) →   3đỏ :3 vàng:1hồng:1trắng

Aabb × AaBB (T) → 1 đỏ:1  hồng

(5) phù hợp

(6)   Giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng → không phù hợp vì tất cả đời con là hoa đỏ, không thể xác định kiểu gen của T

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?

I. Cho cây T tự thụ phấn.

II. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.

III. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.

IV. Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.

V. Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.

VI. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

1
20 tháng 10 2017

Quy ước gen:

A-B- hoa đỏ

A-bb : hoa vàng

aaB- hoa hồng

aabb : hoa trắng

Xét các cách để xác định kiểu gen của cây T hoa đỏ là:

(1) Tự thụ phấn

- Nếu cây T có kiểu gen AABB → 100% Hoa đỏ

- Nếu cây T có kiểu gen AaBB → 3 hoa đỏ : 1 hoa hồng

- Nếu cây T có kiểu gen AaBb → 9 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 3 hoa hồng : 1 hoa trắng

- Nếu cây T có kiểu gen AABb → 3 hoa đỏ : 1 hoa vàng

 (1) phù hợp

(2) Cho cây T giao phấn với cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb)

- Nếu cây T có kiểu gen AABB → AABB × AaBb → 100% Hoa đỏ

- Nếu cây T có kiểu gen AaBB → AaBB × AaBb → 3 hoa đỏ : 1 hoa hồng

- Nếu cây T có kiểu gen AaBb → AaBb × AaBb → 9 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 3 hoa hồng : 1 hoa trắng

- Nếu cây T có kiểu gen AABb → AABb × AaBb → 3 hoa đỏ : 1 hoa vàng

 (2) phù hợp

(3) Cho cây T giao phấn với cây dị hợp 1 cặp gen:

Không thỏa mãn trong trường hợp cây hoa đỏ dị hợp 1 cặp gen: AaBB hoặc AABb

VD: AaBB × AABB (T) → 100% Hoa đỏ

AaBB × AABb (T) → 100% Hoa đỏ → không xác định được kiểu gen của T

(4) Cho cây T giao phấn với hồng thuần chủng (aaBB)

Không thỏa mãn:

aaBB × AABB (T) → 100% Hoa đỏ

aaBB × AABb (T) → 100% Hoa đỏ → không xác định được kiểu gen của T

(5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử (Aabb)

Aabb × AABB (T) → 100% Hoa đỏ

Aabb × AABb (T) → 1 đỏ : 1 vàng

Aabb × AaBb (T) → 3 đỏ : 3 vàng : 1 hồng : 1 trắng

Aabb × AaBB (T) → 1 đỏ :1 hồng

 (5) phù hợp

(6) Giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng → không phù hợp vì tất cả đời con là hoa đỏ, không thể xác định kiểu gen của T

Đáp án cần chọn là: A

28 tháng 8 2017

Chọn đáp án A