Cấu tạo tế bào gồm mấy phần chính :
A. 3 phần
B. 2 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân
Đáp án cần chọn là: D
Đáp án C
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao - hình 7.2). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
2. Tế bào chất
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ờ mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
3. Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.
=>Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
Em tham khảo:
Một tế bào điển hình gồm:
- Màng sinh chất
- Chất tế bào:
+ Ti thể
+ Ribôxôm
+ Lưới nội chất
+ Bộ máy Gôngi
+ Trung thể
- Nhân:
+ Nhiễm sắc thể
+ Nhân con
Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?
=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.
- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.
*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:
- Chân kính
- Thân kính gồm:
+ Ống kính:
-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....
- Đĩa quay gắn các vật kính.
- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....
+ Ốc điều chỉnh:
- Ốc to
- Ốc nhỏ
- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.
*Cách sử dụng kính hiển vi:
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?
=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:
* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.
* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .
Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?
=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.
* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.
- Quá trình đó diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?
=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.
* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....
* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....
- Các miền của rễ và chức năng của chúng:
* Rễ gồm có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.
1.
Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.
Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Cách sử dụng kính hiển vi:
chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.
'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Đáp án A
Cấu tạo tế bào gồm 3 phần chính: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.