K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7: Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây. Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:

Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây.

Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa đi chính còn có các cửa giả với các vòm cuốn được tạo hình đặc sắc.

Bộ mái cũng được tạo hình gồm ba cấp thu nhỏ dần phía trên và kết thúc bằng chóp có trang trí hình cánh sen chạm khắc trên sa thạch.

Trang trí ở đế tháp hình học và các lá sen cùng với hình người và động vật (voi, chim thần Ga-ru-da,…)

Toàn bộ tháp có dáng vẻ đồ sộ nhưng thanh thoát, chạm khắc rất tinh tế, là một tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng nghệ thuật kiến chúc Chăm-pa.

(Tháp cổ Chăm-pa)

Dòng nào nói đúng nhất nội dung chủ yếu của văn bản trên ?

A. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện lịch sử.

B. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kinh tế.

C. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kiến trúc.

D. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện văn hoá.

1
17 tháng 9 2019

Chọn đáp án: C

5 tháng 2 2018

a, Do sức ép công luận Pháp, Đông Dương, Va- ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

b, Thực chất đó là lời dối trá nhằm trấn an công luận, nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

- Van- ren hứa một cách “nửa chính thức”: hứa ỡm ờ, hứa không nhất thiết phải thực hiện

- Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự nhận rõ bản chất, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa lọc

   + Vì: Trong quá trình cai trị bọn thực dân vơ vét, bóc lột tàn tệ, chúng lấy người dân làm bia đỡ đạn

   + Chúng hứa rất nhiều nhưng không thực hiện.

27 tháng 3 2021

1. Đoạn văn trích trong vb ​Vượ​t Thác ​của​ Võ​ quảng

2. Ngôi​ thứ​ nhất

3. tả cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác dữ

4. +Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy nửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nó năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

Tác​ dụng: Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

5. TK

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn. Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gần gũi, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hùng, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

27 tháng 3 2021

C1: Văn bản Vượt thác. Của Võ Quảng

C2: -Văn bản "vượt thác " được kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể tự xưng là tôi.

C3:Tả Dượng Hương Thư vượt thác

C4: -Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

      - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

      -.....Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của                    Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 

- Tác dụng:làm nổi bật lên hình ảnh của Dượng Hương Thư và tính nết của người lao động , hiền dịu lúc ở nhà còn lúc vượt thác trông khác hẳn nhau , tạo cho câu văn được hay hơn , sinh động hơn về cảnh thiên nhiên hùng vĩ .

C5:Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

                     Đây chỉ là Ý nghĩ riêng của mình thôi nhé. 

 

Câu 1: đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :a, Dòng sông Năm Căn mênh mông....(cho đến) trường thành vô tận.(Sông nước Cà Mau)b.Chỉ một chốc sau,...(cho đến)chuẩn bị vượt nhiều thác nước. (Vượt thác)1.Cùng miêu tả cảnh dòng sông nhưng vị trí quan sát ở hai văn bản trên giống và khác nhau ở chỗ nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến trình tự miêu tả?2.Ghi lại những câu...
Đọc tiếp

Câu 1: đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

a, Dòng sông Năm Căn mênh mông....(cho đến) trường thành vô tận.

(Sông nước Cà Mau)

b.Chỉ một chốc sau,...(cho đến)chuẩn bị vượt nhiều thác nước. 

(Vượt thác)

1.Cùng miêu tả cảnh dòng sông nhưng vị trí quan sát ở hai văn bản trên giống và khác nhau ở chỗ nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến trình tự miêu tả?

2.Ghi lại những câu văn có sử dụng phép so sánh ở hai đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng.

Câu 2:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Bởi tôi ăn uống điều độ...(đến) đưa hai chân lên vuốt râu"

(Bài học đường đời đầu tiên)

1.đoạn văn trên đc kể và tả = lời của ai? Cách kể và tả đó có tác dụng gì?

2.biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn là gì? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy

3.viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật đang tự họa bức chân dung của mình trong đoạn văn trên.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh.

0
24 tháng 2 2022

(THAM KHẢO):

Nguyễn Trãi là đại thi hào của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số tác phẩm ông để lại cho đời, thì có lẽ nổi bật nhất là "Bình Ngô đại cáo". Thi phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi - là người anh dũng, tài ba mưu lược, có công lao to lớn trong việc dựng xây nước nhà.

Trong Bình Ngô đại cáo hình tượng Lê Lợi được Nguyễn Trãi dựng lên từ những ngày khởi nghĩa mới bắt đầu, khó khăn chồng chất, dưới hình thức lời tự thuật của nhân vật.

"Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống."

Cách xưng hô thân tình "ta" thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc của mình trong nghĩa quân, thể hiện dáng vẻ của một vị lãnh tụ có đủ đức, đủ tài. Lê Lợi là người Lam Sơn, lại ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước của người nam nhi để trả mối nợ công danh thế nên ông cũng chọn "núi Lam Sơn dấy nghĩa", làm điểm khởi đầu của nghĩa quân. Có thể nói rằng đây là một lựa chọn chính xác, bởi hơn ai hết với vai trò là một chúa trại, Lê Lợi hiểu rất rõ địa hình quê hương, việc nuôi giấu, luyện binh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, không những thế nơi này còn gần với gia đình ông, có thể dễ dàng tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày, nghĩa quân ổn định chuẩn bị cho chiến đấu. Thêm vào đó ta cũng thấy được đức hạnh của Lê Lợi, một chàng trai 21 tuổi thế nhưng có tấm lòng vì nghĩa lớn ông sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để vào "chốn hoang dã nương mình". Chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, nguy hiểm trùng vây, ngày đêm mất ngủ lo nghĩ kế sách diệt giặc, thật là xứng đáng với mấy chữ lãnh tụ đức độ, kiệt xuất của dân tộc. Mà tất cả những hành động, ý chí cao đẹp ấy của Lê Lợi đều xuất phát từ một lý do duy nhất là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống". Kết hợp với lý tưởng trả món nợ công danh và lòng quyết tâm mạnh mẽ thực hiện hoài bão, Lê Lợi đã trở thành một vị lãnh tụ xuất sắc, là người anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nhân dân, xứng đáng trở thành người đứng đầu của một đất nước sau này.

Đặc biệt tấm lòng yêu nước và ý chí quyết tâm dẹp giặc của Lê Lợi còn được thể hiện một cách sâu sắc trong đoạn thơ tiếp.

"Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi."

Đoạn thơ đã bộc lộ tâm huyết và những nỗi lòng sâu kín của chủ soái Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân mới được thành lập. Ở ông hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp tiêu biểu của một chủ soái kiệt xuất, không chỉ là người có tấm lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù giặc không đội trời chung, mà ông còn xuất hiện với vẻ đẹp của một con người mưu cao chí rộng, đức độ vô cùng với những tâm trạng "đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị...". Lê Lợi thấu hiểu đạo lý, phàm là làm việc lớn ắt không thể nóng vội, thế nên ông một lòng nuôi quân, trăn trở "đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời", để xây dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, tăng cao khả năng chiến đấu. Rất có lòng kiên nhẫn "Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối", một lòng suy xét nghiên cứu sách lược để chiến đấu với giặc Minh đương lúc hung hăng, thịnh thế, những nỗi lo lắng, nghĩa suy vì dân tộc khiến Lê Lợi khó lòng an ổn. Bởi ngày ngày chứng kiến cảnh giặc Minh giày xéo đất nước, với tư thái, đạo đức và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc Lê Lợi "quên ăn vì giận". Và càng như thế ông lại càng phải thêm đắn đo, nghiên cứu kỹ càng, sao cho tiến đánh quân thù một cách thuận lợi, nhanh chóng đuổi chúng khỏi nước ta, tuy nhiên không được phép nóng vội, hồ đồ mà làm tổn thất nghĩa quân, trong khi quân thù không hề hấn. Chính vì sứ mệnh nặng nề, trách nhiệm to lớn của mình mà Lê Lợi luôn "trằn trọc trong cơn mộng mị/chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi", thật là muôn phần khó khăn.

Trong khuôn khổ khắc họa người anh hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng thông qua đó mà bộc lộ những khó khăn ban đầu của nghĩa quân, cũng như thể hiện được thêm những khía cạnh tài năng khác của chủ soái Lê Lợi.

"Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dù có hậu phương vững mạnh, nhưng những buổi ban đầu vẫn gặp vô vàn khó khăn chồng chất. Một lực lượng mỏng như cánh ve gồm hơn ngàn người, lại phải đối chọi với một đạo quân thù lên tới hàng chục vạn quân, không khác nào trứng chọi với đá, châu chấu đá xe. Quan trọng hơn việc quân cơ thao lược không thể nào một mình Lê Lợi có thể kham hết, vậy là ngặt nỗi "nhân tài như lá mùa thu/tuấn kiệt như sao buổi sớm", người tài thạo việc quân sự, chính trị gọi mãi mà chẳng ai thấu, hoặc là không biết hoặc là vì muốn tránh sự đời mà tìm chốn ẩn dật nương náu, điều đó khiến Lê Lợi không khỏi băn khoăn, buồn bã. Tuy nhiên với phong thái của một chủ soái, ý chí cứu nước, dẹp giặc vẫn chưa khi nào nguôi ngoai mà trái lại càng thêm mạnh mẽ, ngọn lửa căm thù càng thêm rạo rực "Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả". Từ đó ta nhận thấy được một phẩm chất cao đẹp, thể hiện sự sáng suốt, tài năng của Lê Lợi ấy chính là tấm lòng yêu chuộng nhân tài, coi trọng sức mạnh đến từ nhân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thấu hiểu rằng sức mạnh tổng hợp từ nhân dân mới là yếu tố tiên quyết quyết định thắng lợi của khởi nghĩa. Không chỉ dừng lại ở việc thiếu nhân tài mà cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi còn thiếu thốn cả quân đội, thiếu cả lương thực, quả thực tình thế không mấy khả quan. Thế nhưng trước tình hình khó khăn muôn bề như vậy, Lê Lợi vân không hề nao núng "Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối", tự thân vận động, làm vô số việc để khắc phục tình hình, cũng như có tấm lòng lạc quan, tự tin và bản thân và tính chất của cuộc khởi nghĩa "Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/Ta gắng trí khắc phục gian nan", liên tục củng cố tinh thần của bản thân và các tướng sĩ. Cuối cùng không phụ lòng mong đợi, tấm lòng của Lê Lợi cũng được nhân dân thấu hiểu "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào", bộc lộ khả năng hiệu triệu sức mạnh toàn dân của Lê Lợi, thu phục được nhân tâm, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời cũng bộc lộ vẻ đẹp của sự tài trí, thao lược trong lĩnh vực quân sự khi "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều". Với khả năng quân sự thiên bẩm, Lê Lợi đã vận dụng rất tốt điểm mạnh của nghĩa quân vào chiến đấu, chúng ta có núi rừng Lam Sơn hiểm trở, lại thông thạo địa hình, thì còn gì hơn là việc "dùng quân mai phục", đánh úp quân thù, thực hiện chiến tranh du kích vừa hay hiệu quả lại khắc phục được nhược điểm quân lực mỏng manh của ta.

Như vậy chỉ thông qua một đoạn thơ ngắn, hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử trung đại của dân tộc đã hiện lên một cách khá đầy đủ và sắc nét. Khắc họa được những vẻ đẹp hơn người từ đức độ, tài năng, tới tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói rằng, Lê Lợi chính là nhân tố then chốt, đóng góp vai trò hạt nhân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là người có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1418-1433.

23 tháng 2 2022

Tham Khảo 

https://hoidap247.com/cau-hoi/754641

23 tháng 2 2022

TK :
 I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Trãi

+ Là đại thi hào của dân tộc

+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. 

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Bình Ngô đại cáo

+ Xuất xứ

+ Nội dung, nghệ thuật

- Giới thiệu khái quát về Lê Lợi

B. Thân bài

1. Tinh thần dũng cảm của Lê Lợi được khắc họa rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Quyết tâm đánh giặc

- Không sợ hiểm nguy, gian khó

- Thà hi sinh chứ không chịu mất nước.

2. Tinh thần thương dân, yêu nước

- Coi dân, coi nước như máu mủ, ruột rà

- Vì dân, vì nước mà sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình 

3. Lòng căm thù giặc sâu sắc

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho vị tướng Lê Lợi

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Trãi là đại thi hào của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số tác phẩm ông để lại cho đời, thì có lẽ nổi bật nhất là "Bình Ngô đại cáo". Thi phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi - là người anh dũng, tài ba mưu lược, có công lao to lớn trong việc dựng xây nước nhà.

Trong Bình Ngô đại cáo hình tượng Lê Lợi được Nguyễn Trãi dựng lên từ những ngày khởi nghĩa mới bắt đầu, khó khăn chồng chất, dưới hình thức lời tự thuật của nhân vật.

"Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống."

Cách xưng hô thân tình "ta" thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc của mình trong nghĩa quân, thể hiện dáng vẻ của một vị lãnh tụ có đủ đức, đủ tài. Lê Lợi là người Lam Sơn, lại ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước của người nam nhi để trả mối nợ công danh thế nên ông cũng chọn "núi Lam Sơn dấy nghĩa", làm điểm khởi đầu của nghĩa quân. Có thể nói rằng đây là một lựa chọn chính xác, bởi hơn ai hết với vai trò là một chúa trại, Lê Lợi hiểu rất rõ địa hình quê hương, việc nuôi giấu, luyện binh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, không những thế nơi này còn gần với gia đình ông, có thể dễ dàng tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày, nghĩa quân ổn định chuẩn bị cho chiến đấu. Thêm vào đó ta cũng thấy được đức hạnh của Lê Lợi, một chàng trai 21 tuổi thế nhưng có tấm lòng vì nghĩa lớn ông sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để vào "chốn hoang dã nương mình". Chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, nguy hiểm trùng vây, ngày đêm mất ngủ lo nghĩ kế sách diệt giặc, thật là xứng đáng với mấy chữ lãnh tụ đức độ, kiệt xuất của dân tộc. Mà tất cả những hành động, ý chí cao đẹp ấy của Lê Lợi đều xuất phát từ một lý do duy nhất là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống". Kết hợp với lý tưởng trả món nợ công danh và lòng quyết tâm mạnh mẽ thực hiện hoài bão, Lê Lợi đã trở thành một vị lãnh tụ xuất sắc, là người anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nhân dân, xứng đáng trở thành người đứng đầu của một đất nước sau này.

Đặc biệt tấm lòng yêu nước và ý chí quyết tâm dẹp giặc của Lê Lợi còn được thể hiện một cách sâu sắc trong đoạn thơ tiếp.

"Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi."

Đoạn thơ đã bộc lộ tâm huyết và những nỗi lòng sâu kín của chủ soái Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân mới được thành lập. Ở ông hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp tiêu biểu của một chủ soái kiệt xuất, không chỉ là người có tấm lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù giặc không đội trời chung, mà ông còn xuất hiện với vẻ đẹp của một con người mưu cao chí rộng, đức độ vô cùng với những tâm trạng "đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị...". Lê Lợi thấu hiểu đạo lý, phàm là làm việc lớn ắt không thể nóng vội, thế nên ông một lòng nuôi quân, trăn trở "đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời", để xây dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, tăng cao khả năng chiến đấu. Rất có lòng kiên nhẫn "Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối", một lòng suy xét nghiên cứu sách lược để chiến đấu với giặc Minh đương lúc hung hăng, thịnh thế, những nỗi lo lắng, nghĩa suy vì dân tộc khiến Lê Lợi khó lòng an ổn. Bởi ngày ngày chứng kiến cảnh giặc Minh giày xéo đất nước, với tư thái, đạo đức và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc Lê Lợi "quên ăn vì giận". Và càng như thế ông lại càng phải thêm đắn đo, nghiên cứu kỹ càng, sao cho tiến đánh quân thù một cách thuận lợi, nhanh chóng đuổi chúng khỏi nước ta, tuy nhiên không được phép nóng vội, hồ đồ mà làm tổn thất nghĩa quân, trong khi quân thù không hề hấn. Chính vì sứ mệnh nặng nề, trách nhiệm to lớn của mình mà Lê Lợi luôn "trằn trọc trong cơn mộng mị/chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi", thật là muôn phần khó khăn.

Trong khuôn khổ khắc họa người anh hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng thông qua đó mà bộc lộ những khó khăn ban đầu của nghĩa quân, cũng như thể hiện được thêm những khía cạnh tài năng khác của chủ soái Lê Lợi.

"Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dù có hậu phương vững mạnh, nhưng những buổi ban đầu vẫn gặp vô vàn khó khăn chồng chất. Một lực lượng mỏng như cánh ve gồm hơn ngàn người, lại phải đối chọi với một đạo quân thù lên tới hàng chục vạn quân, không khác nào trứng chọi với đá, châu chấu đá xe. Quan trọng hơn việc quân cơ thao lược không thể nào một mình Lê Lợi có thể kham hết, vậy là ngặt nỗi "nhân tài như lá mùa thu/tuấn kiệt như sao buổi sớm", người tài thạo việc quân sự, chính trị gọi mãi mà chẳng ai thấu, hoặc là không biết hoặc là vì muốn tránh sự đời mà tìm chốn ẩn dật nương náu, điều đó khiến Lê Lợi không khỏi băn khoăn, buồn bã. Tuy nhiên với phong thái của một chủ soái, ý chí cứu nước, dẹp giặc vẫn chưa khi nào nguôi ngoai mà trái lại càng thêm mạnh mẽ, ngọn lửa căm thù càng thêm rạo rực "Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả". Từ đó ta nhận thấy được một phẩm chất cao đẹp, thể hiện sự sáng suốt, tài năng của Lê Lợi ấy chính là tấm lòng yêu chuộng nhân tài, coi trọng sức mạnh đến từ nhân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thấu hiểu rằng sức mạnh tổng hợp từ nhân dân mới là yếu tố tiên quyết quyết định thắng lợi của khởi nghĩa. Không chỉ dừng lại ở việc thiếu nhân tài mà cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi còn thiếu thốn cả quân đội, thiếu cả lương thực, quả thực tình thế không mấy khả quan. Thế nhưng trước tình hình khó khăn muôn bề như vậy, Lê Lợi vân không hề nao núng "Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối", tự thân vận động, làm vô số việc để khắc phục tình hình, cũng như có tấm lòng lạc quan, tự tin và bản thân và tính chất của cuộc khởi nghĩa "Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/Ta gắng trí khắc phục gian nan", liên tục củng cố tinh thần của bản thân và các tướng sĩ. Cuối cùng không phụ lòng mong đợi, tấm lòng của Lê Lợi cũng được nhân dân thấu hiểu "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào", bộc lộ khả năng hiệu triệu sức mạnh toàn dân của Lê Lợi, thu phục được nhân tâm, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời cũng bộc lộ vẻ đẹp của sự tài trí, thao lược trong lĩnh vực quân sự khi "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều". Với khả năng quân sự thiên bẩm, Lê Lợi đã vận dụng rất tốt điểm mạnh của nghĩa quân vào chiến đấu, chúng ta có núi rừng Lam Sơn hiểm trở, lại thông thạo địa hình, thì còn gì hơn là việc "dùng quân mai phục", đánh úp quân thù, thực hiện chiến tranh du kích vừa hay hiệu quả lại khắc phục được nhược điểm quân lực mỏng manh của ta.

Như vậy chỉ thông qua một đoạn thơ ngắn, hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử trung đại của dân tộc đã hiện lên một cách khá đầy đủ và sắc nét. Khắc họa được những vẻ đẹp hơn người từ đức độ, tài năng, tới tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói rằng, Lê Lợi chính là nhân tố then chốt, đóng góp vai trò hạt nhân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là người có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1418-1433.

17 tháng 8 2018

b. Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là:

- Phần I:

    + Những thuận lợi, khó khăn

    + Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu

- Phần II; III; IV

    + Những công việc, những thành tích đạt được

    + Những việc chưa làm được

    + Những số liệu minh họa

Thánh địa Mĩ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lung hẹp. Thánh địa Mĩ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm của nước ta được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Ngày 29/4/1979, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 54/QĐ công nhận Mĩ Sơn...
Đọc tiếp

Thánh địa Mĩ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lung hẹp.
Thánh địa Mĩ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm của nước ta được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Ngày 29/4/1979, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 54/QĐ công nhận Mĩ Sơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Mĩ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá thờ các vị thần Ấn Độ giáo được phát hiện cách đây 100 năm. Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mĩ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng tiếc công trình lớn nhất là tháp A1 cao 24m, có 6 tháp phụ xung quanh, tháp này được đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chăm-pa đã bị bom Mĩ đánh sập cuối năm 1969.
Những đền thờ chính của Mĩ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Si-va – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm – pa. Vị thần được tôn thờ ở Mĩ Sơn là Bhadrevara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amarawati vào thế kỉ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
(Theo Bách khoa tri thức phổ thông)
Câu hỏi: Hãy chỉ ra những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong phần văn bản trên.

1
2 tháng 4 2020

Thánh địa Mĩ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lung hẹp.
Thánh địa Mĩ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm của nước ta được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Ngày 29/4/1979, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 54/QĐ công nhận Mĩ Sơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Mĩ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá thờ các vị thần Ấn Độ giáo được phát hiện cách đây 100 năm. Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mĩ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng tiếc công trình lớn nhất là tháp A1 cao 24m, có 6 tháp phụ xung quanh, tháp này được đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chăm-pa đã bị bom Mĩ đánh sập cuối năm 1969.
Những đền thờ chính của Mĩ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Si-va – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm – pa. Vị thần được tôn thờ ở Mĩ Sơn là Bhadrevara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amarawati vào thế kỉ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Có cái phương pháp thuyết minh:

- phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

-phương pháp liệt kê

-phương pháp dùng số liệu

Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Như nước Đại Việt ta từ trước,……………………………….Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau, cho biết...
Đọc tiếp

Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

……………………………….

Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?

Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau, cho biết tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ của các từ in đậm:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Câu 4:Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng-Phân-Hợp làm rõ chân lí để khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước Đại Việt? Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và trợ từ. (gạch dưới câu phủ định và trợ từ đó).

1
15 tháng 7 2021

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.” 

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo, tác giả là Nguyễn Trãi

Hoàn cảnh sáng tác:

10 tháng 10 2019

- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ

- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống

- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.