K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2017

Chọn đáp án A

20 tháng 11 2017

Đáp án A
Ở những nước đang phát triển, do đời sống kinh tế còn khó khăn nên khẩu phần ăn của trẻ em không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các em dẫn đến trẻ em bị suy dinh dưỡng thường chiếm tỉ lệ cao

- Một số lý do về trẻ bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao : 

+ Vệ sinh ăn uống chưa đảm bảo

+ Vệ sinh cá nhân chưa đầy đủ

+ Vệ sinh môi trường còn hạn chế

+ Chăm sóc khi trẻ bị bệnh còn kém do các nước đang phát triển chưa có đủ các điều kiện để thực hiện các yếu tố trên một cách đầy đủ nên tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao

29 tháng 1 2021

Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao do các nước đang phát triển có kinh tế kém, nguồn lương thực chưa đáp ứng đủ tới tất cả người dân, đời sống ít được chăm sóc về y tế.

Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?

- Ở những nước đang phát triển do đời sống kinh tế còn khó khăn nên khẩu phần ăn của trẻ em không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em nên trẻ em bị suy dinh dưỡng thường chiếm tỉ lệ cao

1 tháng 3 2023

Thanksyeu

4 tháng 6 2019

- Nhu cầu dinh dưỡng của Trẻ em > người trưởng thành > người già vì:

   + Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.

+ Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động

   + Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn

- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao vì chất lượng cuộc sống và dân trí ở những nước này còn thấp

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.

4 tháng 1 2018

Ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp nên tỉ lệ suy dinh dưỡng cao.

4 tháng 1 2018

- Các nước đang phát triển do tỉ lệ người me mang bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng rất nhiều nên thai nhi thiếu chất dinh dưỡng(Suy dinh dưỡng thai nhi), khi sinh ra nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao nhưng thức ăn cung cấp cho trẻ không đủ chất dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao là tất yếu. (Nước ta là nước đang phát triển, tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao. Đặc biệt là vùng nông thôn và miền núi , vì vậy hãy chung tay để giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam)

Bí quyết giảm cân cho trẻ 10 tuổi khoa học và an toànTrẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì thế với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.📷Do trẻ còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì nặng...
Đọc tiếp

Bí quyết giảm cân cho trẻ 10 tuổi khoa học và an toàn

Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì thế với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

📷

Do trẻ còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì nặng cần giảm cân (độ 2, 3), đa số chỉ cần giữ nguyên cân nặng, không tăng cân, để khi trẻ phát triển chiều cao sẽ vẫn đạt cân nặng hợp lý.

Ăn đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng như: Ngũ cốc, khoai củ, thịt, cá trứng, sữa, dầu ăn, rau, hoa quả,…

Ăn đều cả về lượng và thời gian giữa các bữa, không ăn no hoặc không bỏ bữa và không ăn vặt.

Ăn nhiều chất xơ vào buổi tối và không ăn đêm.

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ đặc biệt là dầu động vật.

Hạn chế các loại nước ngọt và nước có ga. Nên uống nước lọc hay những thứ đồ uống thanh mát, nhiều vitamin C.

Uống sữa thì không nên uống sữa béo.

Tăng cường ăn hoa quả ít ngọt và rau

Uống đủ nước mỗi ngày 1.5 -2 lít nước, chia làm nhiều lần.

Nhu cầu chất béo: tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thống thần kinh ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Các acid béo đồng thời là vật mang của các vitamin cần thiết tan trong dung môi dầu mỡ, như A, D, E, K để hòa tan và hấp thu.

Hậu quả của chế độ ăn quá nghèo nàn chất béo ở trẻ nhỏ và trẻ em nói chung là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do không chuyển hóa được các vitamin tan trong dầu mỡ. Còn nếu tiêu thụ quá thừa thì chúng ta đều biết sẽ làm nặng thêm tình trạng thừa cân béo phì có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, cho trẻ thừa cân béo phì ăn đủ lượng chất béo là rất quan trọng và trên thực tế những đối tượng này dễ bị ăn quá nhiều (ăn như bình thường trẻ mập hay ăn) hoặc quá ít chất béo (do ăn kiêng nghiêm ngặt).

3
19 tháng 2 2019

Hà hà, Linh với Tâm nghe rõ chưa???

23 tháng 2 2019

hè hè. Cóp trên mạng nên chuẩn xác lắm đó

Chọn D

21 tháng 2 2022

D

Chọn D

21 tháng 2 2022

D nhé

                                                        6 cách giúp trẻ tăng chiều caoChế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...Để phát triển chiều cao của...
Đọc tiếp

                                                        6 cách giúp trẻ tăng chiều cao

Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.

Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...

Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.

Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể

Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao. 

Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên. 

Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt. 

Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.

Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

6 cách phát triển chiều cao

Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:

Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. 

Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều,  gây mất cân bằng.

Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.

Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...

Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

6 cách giúp trẻ tăng chiều cao

  • 09:02 05/02/2017
  •  
  •  
  •  
  •  

Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.

Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...

Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.

Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể

Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao. 

Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên. 

Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt. 

Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.

Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

6 cách phát triển chiều cao

Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:

Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều,  gây mất cân bằng.

6 cach giup tre tang chieu cao hinh anh 1

Chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh: SKĐS.

Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.

Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...

Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

Dậy thì sớm: Dậy thì sớm thường tiết ra các hoóc-môn kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Ngủ đủ giấc: Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.

Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.

0