K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2018

Đáp án: D. Sản xuất đại trà.

Giải thích: Để đưa giống mới vào sản xuất đại trà cần khảo nghiệm giống cây trồng

12 tháng 10 2021

Câu 1:khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa gì ? 

A.Đưa giống mới vào sản xuất đại trà

B. đưa giống mới vào trồng, cây

c. đưa giống mới vào phổ biến trong thực tế

D. đưa giống mới vào sản xuất

⇒ Đáp án:    A.Đưa giống mới vào sản xuất đại trà

Câu 2: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như thế nào?

A. Giống nhâp nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

B. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

C. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

D. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

⇒ Đáp án: B. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

 

12 tháng 12 2019

Đáp án: D. Sản xuất đại trà.

Giải thích: Để đưa giống mới vào sản xuất đại trà cần khảo nghiệm giống cây trồng

30 tháng 8 2016

Nếu đưa giống mới vào sản xuất đại trà mà không qua khảo nghiệm giống thì sẽ không biết được giống đó có phù hợp với điều kiện thời tiết ở các nơi được trồng hay không , không biết được những thông tin về quy trình chăm sóc có phù hợp hay không , không biết được chất lượng giống có tốt hay không , do đó khả năng thành công rất nhỏ 

30 tháng 8 2016

1/ Xem giống đã đạt yêu cầu chưa? Có vấn đề gì không để tìm cách khắc phục chứ chưa khảo nghiệm mà sản xuất đại trà thì có vấn đề gì đó như năng suất không tốt, cây không thích nghi với điều kiện sống mới... sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu, thua lỗ..... 
2/ Vì giống đại trà là giống đại diện, cơ bản; được tất cả mọi người sử dụng và có những ưu điểm nào đó! Vì vậy phải đem giống mới so sánh với giống đại trà để xem có ưu điểm hơn không để ứng dụng và trở thành giống đại trà. 
3/ Không khảo nghiệm giống mới nhập hay giống nhân tạo thì có thể có những vấn đề xảy ra như cây không thể thích nghi, năng suất không cao như dự kiến. Nguyên nhân là do ở những vị trí địa lý khác nhau thì có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau...Vì vậy đôi khi giống ở nơi này có năng suất rất cao nhưng đem trồng nơi khác thì năng suất thấp.... 
Đối với giống nhân tạo thì cũng tương tự do trong điều kiện thí nghiệm thì luôn đầy đủ các điều kiện cần thiết để cây phát triển do đó phải đưa ra khảo nghiệm thực tế để xem thế nào. Như ta thường thấy thí nghiệm và thực tế đôi khi 1 trời 1 vực mà! 

Câu 1. Mục đích của sản xuất giống cây trồng là: A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống B. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà C. Đưa ra giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống: A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao B. Có chất lượng...
Đọc tiếp

Câu 1. Mục đích của sản xuất giống cây trồng là: A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống B. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà C. Đưa ra giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống: A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao B. Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà D. Cả 3 đáp án trên Câu 3. Trường hợp nào hạt giống được sản xuất theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn? A. Giống cây do tác giả cung cấp B. Giống nhập nội C. Giống bị thoái hóa D. Cả 3 đáp án trên Câu 4. Mô tế bào có thể sống nếu: A. Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường thích hợp B. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 5. Ý nghĩa của nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào? A. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp B. Có hệ số nhân giống cao C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 6. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có bước nào sau đây? A. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo B. Tạo rễ C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 7. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây lương thực, thực phẩm là: A. Giống lúa chịu mặn B. Giống lúa kháng đạo ôn C. Măng tây D. Cả 3 đáp án trên Câu 8. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây ăn quả: A. Chuối B. Dứa C. Dâu tây D. Cả 3 đáp án trên Câu 9. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong: A. Cây công nghiệp B. Cây lan C. Cây lương thực, thực phẩm D. Cả 3 đáp án trên Câu 10. Keo đất trao đổi ion ở Nhân keo B. Lớp ion bất động C. Lớp ion quyết định điện D. Lớp ion khuếch tán Câu 11. Phản ứng dung dịch đất do yếu tố nào quyết định? A. Nồng độ H+ B. Nồng độ OH- C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 12. Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất, độ chua của đất chia làm mấy loại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Trị số pH của đất dao động từ: A. 1 đến 3 B. 3 đến 6 C. 6 đến 9 D. 3 đến 9 Câu 14. Đất phèn có tính: A. Chua B. Rất chua C. Ít chua D. Đáp án khác Câu 15. Thế nào là độ phì nhiêu của đất? A. Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng B. Không chứa các chất độc hại cho cây C. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao D. Cả 3 đáp án trên Câu 16. Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành: A. Không có sự tác động của con người B. Có sự tác động của con ngưởi C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 17. Sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì, năm thứ tư tiến hành: A. Gieo hạt tác giả, chọn cây ưu tú B. Gieo hạt cây ưu tú thành từng dòng C. Nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng D. Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng Câu 18. Sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng, năm thứ hai tiến hành: A. Đánh giá dòng lần 1 B. Đánh giá dòng lần 2 C. Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng D. Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng Câu 19. Theo sơ đồ phục tráng, đánh giá dòng lần 1 tức chọn hạt của mấy dòng? A. 4 B. 5 C. 4 đến 5 D. 10 Câu 20. Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính được thực hiện qua giai đoạn nào? A. Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng B. Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống cấp nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng C. Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống nguyên chủng D. Cả 3 đáp án trên Câu 21. Công tác sản xuất giống cây rừng được cho là: A. Khó khăn B. Phức tạp C. Cả A và B đều đúng D. Dễ dàng và thuận tiện Câu 22. Đối với cây trồng thụ phấn chéo, quy trình sản xuất tiến hành trong mấy vụ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Đối với sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo, ở vụ thứ 4, tiến hành loại bỏ cây xấu: A. Trước khi tung phấn B. Khi tung phấn C. Sau khi tung phấn D. Đáp án khác Câu 24. Đối với sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo, ở vụ thứ hai, hạt thu được của các cây còn lại là: A. Hạt siêu nguyên chủng B. Hạt nguyên chủng C. Hạt xác nhận D. Cả 3 đáp án trên Câu 25. Hạt giống siêu nguyên chủng có chất lượng: A. Thấp B. Rất thấp C. Cao D. Rất cao Câu 26: Keo đất là gì? A. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm. B. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm, không tan trong nước. C. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm, tan trong nước. D. Là những phần tử lớn có kích thước khoảng dưới 1 μm, không tan trong nước. Câu 27: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm các giai đoạn sau: A. Sản xuất hạt NC → sản xuất hạt SNC → sản xuất hạt XN. B. Sản xuất hạt XN → sản xuất hạt NC → sản xuất hạt SNC. C. Sản xuất hạt SNC → sản xuất hạt NC → sản xuất hạt XN. D. Tất cả đều sai. Câu 28: Quy trình khảo nghiệm giống cây trồng gồm các bước sau: A. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật. B. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. C. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật → Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. D. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo → Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật Câu 29: Đất có phản ứng chua, cần cải tạo bằng cách nào? A. Bón phân khoáng           B. Bố trí cây trồng hợp lí. C. Bón vôi.                   D.Cày, bừa. Câu 30: Nhờ đâu đất có khả năng hấp phụ? A. Các chất dinh dưỡng           B. Keo đất C. Nước                        D. Hạt sét, limon Câu 31: Quy trình nuôi cấy mô tế bào gồm các bước 1. Tạo chồi                  3. Chọn vật liệu nuôi cấy        5. Trồng cây trong vườn ươm 2. Khử trùng               4. Tạo rễ                                  6. Cấy cây vào môi trường thích ứng A. 1,2,3,4,5,6              B. 2,3,4,5,6,1              C. 3,2,1,4,6,5              D. 3,2,4,5,1,6 Câu 32: Trong quy trình nuôi cấy mô tế bào,tạo rễ cần bổ sung chất kích thích sinh trưởng nào? A. IBA                        B. BAP                       C. Zeatin                     D. MS

0
20 tháng 11 2021

Nếu đưa giống mới vào sản xuất mà không qua khảo nghiệm thì có thể giống sẽ cho năng suất, phẩm chất thấp vì có khả năng giống đó không phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương đó.  người dân chưa biết về đặc tính giống, yêu cầu kỹ thuật canh tác nên chưa  biện pháp tác động hợp lý.

21 tháng 2 2017

Các bước tiến hành với các bước chính sau

+ Chọn vật liệu để nuôi cấy (đỉnh sinh trưởng, mầm ngủ, đỉnh sinh trưởng rễ, mô lá) và khử trùng. Để khử trùng mô thực vật, người ta thường dùng một số chất hoá học như: HgCl, HO … Và tuỳ thuộc vào từng loại mô thực vật mà lựa chọn loại hoá chất, nồng độ và thời gian xử lý hoá chất thích hợp. + Tái sinh mẫu nuôi cấy: Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ hợp chất Auxin/Xytokinin ngoại sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy. + Nhân nhanh chồi: Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hoà sinh trưởng (Auxin, Xytokinin, Gibberellin…), các chất bổ sung như nước dừa, nước chiết nấm men, dịch thuỷ phân Casein. kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. Tuỳ thuộc vào từng đối lượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh các cụm chồi hay kích thích sự phát triển của các chồi nách (vi giâm cành) hoặc thông qua việc lạo cây từ phôi vô tính. Phòng nuôi cấy tế bào + Tạo cây hoàn chỉnh: chuyển các chồi, mầm ngủ từ môi trường nhân nhanh chồi sang môi trường ra rễ để tạo ra cây con hoàn chỉnh. Sau 2-3 tuần, từ những chồi riêng lẻ này sẽ xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy các Auxin là nhóm hormon thực vật quan trọng có chức năng tạo rề phụ từ mô nuôi cấy.Trong nhóm này, các chất IAA, IBA, NAA được sử dụng nhiều nhất để tạo rễ cho chồi invitro. + Đưa cây con ra vườn ươm với giá thể phù hợp: Chuyển cây con invitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự dưỡng, do đó phải bảo đảm các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng. ẩm độ, giá thể…) phù hợp để cây con đạt tỷ lệ sống cao trong vườn ươm. + Đưa cây con ra vườn sản xuất. Hiện nay nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng ở một số loài hoa: đồng tiền, cẩm chướng… và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Cây hoa được nhân giống từ nuôi cấy mô tế bào có năng suất rất cao (gấp 3-4 lần so với các cách nhân giống khác), chất lượng giống hoa tốt. Vùng hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu (Hà Nội) hiện nay hầu hết các giống hoa đồng tiền mới đều được trồng bằng cây nhân giống từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào.


30 tháng 9 2017

Đáp án: D

Giải thích: (Sản xuất giống cây trồng bằng hạt, từ giống nguyên chủng nhân giống sản xuất đại trà ở năm thứ 4 – SGK trang 26)