từ những chi tiết đã có tưởng tượng và kể lại sự việc Gióng bay về trời
mọi người giúp mình với chủ nhật mình thi rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
chị là vị cứu tinh của em
em đang lo ko có bợn nào trả lời
phùuuuuuuuu
thanks
"Mẹ ơi con khát nước". - tôi chạy xuống bếp ''ờ ,đừng uống chai màu xanh nha con ''-mẹ tôi nói vọng lại .tính háo thắng của tôi bắt đầu nổi lên .thế là ngay sau đó tôi tu luôn chai nc .
-Này dậy đi , ai cho ngươi nằm ngủ ở đây?-tiếng nói của 1 người đàn ông làm tôi tỉnh giấc .khung cảnh dần hiện lên . ơ ,mẹ tôi đâu ? tôi đang ở đâu thế này? làng mạc ở nơi đây khác quá . bỗng tôi thấy 1 chàng trai cưỡi 1con ngựa sắt , mặc áo giáp sắt và cầm 1cais roi sắt . tôi liên tương ngay đếm câu chuyện Thánh Giong vừa học trên lớp. Nhưng tôi tin là giong không có thật nên nghĩ là người ta đóng phim . va, không hểu hên xui thế nào mà tôi lại bị nhầm tưởng là kẻ địch . sau khi bị lôi ra chiến trương ,tôi tháy ngay tên tương địch hung hăng . mắt hắn đỏ ngầu như muốn ăn tươi nuots sống tháng gióng vậy. một cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra . hay người cầm giáo lao vào nhau. tráng sĩ nhanh nhẹn dùng 1 con dao găm ở lưng đâm vào tên tương địch . đợi hắn ta chết , cậu quay đầu đi . không may giáo của Gióng bị gãy , cậu nhanh nhẹn phi ngựa đến bụi tre , nhổ tre quật vào giặc . Giặc chết như rạ . quân ta dành thắng lợi hoàn toàn .Đất nc giơ đây không còn một bóng giặc . Gióng chạy lên đỉnh núi Sóc , cởi bỏ áo giáp sắt rồi trở về với cõi vô biên. bấy giờ ,tôi mới tin đó là Giong thật sự . bỗng ';bụp', tôi đã trơ lại ngôi nhf của mình . tôi sẽ khắc ghi thật sâu ng anh hung đánh giặc ngoại xâm , cứu nước này
(uhuhu, mình viết băng tay ớ)
Gióng sau khi đánh tan giặc Ân thì dừng lại ở chân núi Sóc. Gióng đứng ngắm nhìn quê hương, Tổ quốc sạch bóng quân thù. Những nếp nhà rơm rạ vàng tươi lấp ló sau bóng lũy tre ngút ngàn. Cảnh nghèo khó đau thương bởi chiến tranh rồi đây sẽ được thay thế bằng cuộc sống thanh bình ấm no. Quê hương rồi sẽ thay da đổi thịt.
Gióng trông về quê mình, vái lạy công ơn sinh thành của mẹ cha. Gióng bùi ngùi nhớ thương những ngày cả làng đã cùng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng khôn lớn. Những người nông dân cần cù chăm chỉ rồi đây sẽ lại được lao động trên cánh đồng của mình, không còn lo sợ vó ngựa xâm lược của giặc. Gióng hi vọng đã phần nào đền đáp được những ân huệ ấy.
Gióng cởi lại mũ giáp, trả lại cho vua. Để khi đất nước có cơn nguy biến thì vua lại tìm được dũng sĩ, tìm được người tài... Gióng bay về trời. Nhân dân trông theo mà vái lạy, biết ơn Gióng. Nhân dân còn lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ vị anh hùng đã trở thành huyền thoại này...
chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết ko có thật,nhân dân sáng tạo ra để tạo sự hấp dẫn cho truyện.
chi tiết tưởng tượng kì ảo là nói về 1sự kiện lịch sử ,1 nhân vật nào đó được nhân dân ta tưởng tượng và viết lại .
chi tiết tưởng tượng kì ảo trong câu :
Thánh Gióng đánh xong giặc , cởi áo giáp bay về trời ; tiếng đàn thần , niêu cơm thần
là : cởi áo giáp bay về trời
chắc z
- Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: thể hiên tinh thần yêu nước, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
+ Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.
+ Thánh Gióng đã vì dân vì nước thế nên Thánh Gióng đã quay trở về phụng lệnh cho trời, ngài không cần vàng bạc châu báu. Ngài muốn đất nước sống trong sự bình yên.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Sau khi đánh tan giặc Ân,Gióng cởi áo giáp ra và bay lên trời.Chứng tỏ Giong là một người không không tham hưởng vinh hoa,phú quý mà chỉ muốn dân chúng nhớ ơn về mình.Nhà vua biết cậu không muốn tiền,bạc,chỉ muốn người dân nhớ công lao cứu nước của Giong nên nhà vua đã lập đền thờ để tưởng nhớ Giọng-vị anh hùng trẻ tuổi cua nuoc Viet nam ta...