Mong như mong mẹ về chợ có nghĩa là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mong như mong mẹ về chợ. Có thể rất nhiều người đã dùng câu này. Có thể có người hiểu rất rõ ý nghĩa của nó, coó thể không... Nhưng có thể chắc một điều rằng, thế hệ 8X đổ về trước sẽ hiểu nó.
Cái tuổi thơ ngày xưa ta bé trôi đi và trai qua là một thời đất nước vừa mới bắt đầu "đổi mới" - cái đói, cái nghèo đã ăn sâu vào ký ức của bao nhiêu thế hệ, ăn sâu vào ký ức bao nhiêu tuổi thơ. Phải trải qua thì mới hiểu khái niệm "ngày giáp hạt" là khoảng thời gian nào và tại sao chỉ cần nhắc đến thôi là sẽ thấy hiện rõ trong đôi mắt của ông bà, bố mẹ ta một nỗi sợ, một nỗi sợ đã hằn sâu lắm vào con người họ. Và bởi thế nên những đứa trẻ ngày ấy mới mong mỏi mẹ đi chơ về như thế nào. Háo hức lắm, ra ngóng vào trông, thấp thỏm đứng ngồi không yên, mong lắm...
Chợ quê những ngày tháng ấy cũng chẳng có gì to tát, cái tôm, con tét bắt ở dưới đồng lên bán, mớ rau cọng cỏ hái ở dưới ruộng lên bán, ... Chỉ vẻn vẹn một chòm và không thể thiếu những hàng quà. Những quả táo vào mùa Xuân, quả nhót, quả ổi vào mùa Hè, quả thị, quả na vào mùa Thu, hay quả mận vào mùa Đông. Hoặc là nắm bỏng mật, cái bánh đa, ... Mẹ đi chợ dù chỉ mua mớ rau muống cho bữa cơm của nhà thôi cũng chẳng bao giờ quên mua quà cho các con. Nhớ đến nỗi cũng đã thành câu tục ngữ "Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ" để nói lên rằng dù có quên mua cái bấc đèn thì vẫn nhớ mua quà cho con. Có khi chỉ là dăm ba quả ổi xanh chát lè lưỡi, có khi là mấy quả táo đã hỏng mất phần nào,... xong những đứa con của mẹ vẫn giành lấy từ khi mẹ mới về đến ngõ, chia nhau ăn thật ngon lành. Bốn chị em cứ thế lớn lên qua những năm tháng đói rét với cơm độn, với cháo loãng... và những buổi chiều ngồi cổng mong mẹ về chợ...
Thời gian trôi thật nhanh, ta giờ đã trưởng thành lúc nào mà ta cũng còn chưa nhận thức được. Ta cưới vợ và có một nhóc rất cute. Vẫn về nhà vào những ngày cuối tuần để bớt nỗi nhớ quê. Tủ lạnh lúc nào vợ cũng mua đầy hoa quả. Mẹ giờ đã có người gọi là bà Nội, nhưng chiều nào đi chợ bà vẫn không quên mua quà cho con, cho cháu. Bao giờ bà cũng chia phần cho ta nhưng ta lúc nào cũng lắc đầu từ chối. Trong đầu ta lúc nào cũng là những suy nghĩ về công viêc, về tiền bạc, về ngày mai... mà không đế ý đến ánh mắt của bà. Hôm trước, bà mua mấy quả táo lê, chia cho ta một quả, bất chợt ta nhìn sâu vào mắt bà, cái ánh mắt ấy, cái ánh mắt vẫn còn nguyên như ngày nào tràn đầy hạnh phúc, giờ đã có rất nhiều nếp nhăn, đang nhìn đứa con thật trìu mến và sẽ cười hạnh phúc khi nó đón lấy như ngày xưa... Ta đón lấy ăn ngấu nghiến mà nước mắt cứ trực trào ra. Vừa hạnh phúc... vừa trách mình sao quá vô tâm... Bà vẫn vậy, tình yêu của bà vẫn vậy, cái nghèo đói khổ cực dù đã biến bà thành mụ mẫm cả đi, xem tivi thấy quảng cáo nước uống C2 ngon là lại ước có được mà uống - mà khi mua về thì lại không dám uống vì sợ nó đắt... mà tình yêu của bà vẫn vô bờ bến. Ta thấy hối hận vì đã bao lần từ chối đón nhận tình yêu ấy. Cuộc sống bon chen đã đẩy ta vào cái vòng xoáy của nó, khiến ta quên đi bao nhiêu thứ quý giá ở bên ngay bên cạnh mình... Cũng bởi ta đã trải qua và ta muốn bố mẹ, con cái ta sẽ không phải sợ những ngày giáp hạt nữa... và ta đã quên mất những cái giản dị, vô bờ... Rồi chợt nhận ra rằng mình chưa mua cho bà một món quà gì...
Mong như mong mẹ về chợ! Lần sau về quê ta sẽ đứng cổng đợi mẹ về chợ đòi quà... Cái tuổi thơ đã trải qua bao nhiêu những nghèo đói với bao nhiêu ký ức cứ thi thoảng lại ào về một khoảng nào đó, và ta sẽ phải ngồi viết ngay để nó khỏi chạy mất...
Trả lời :
Mong như ...... mong mẹ về chợ
Từ cần điền : Mong
#Hok tốt
mong như mong mẹ về chợ
Đây là câu thành ngữ dân gian Việt Nam được lan truyền và sử dụng rộng rãi. Nghĩa bóng của cụm từ này diễn tả nỗi mong chờ. Nỗi mong ngóng đó giống như cảm giác của một đứa trẻ ngồi nhà trông mẹ đi chợ về xem mẹ mua gì.
Tham khảo :
mong như mong mẹ về chợ
Đây là câu thành ngữ dân gian Việt Nam được lan truyền và sử dụng rộng rãi. Nghĩa bóng của cụm từ này diễn tả nỗi mong chờ. Nỗi mong ngóng đó giống như cảm giác của một đứa trẻ ngồi nhà trông mẹ đi chợ về xem mẹ mua gì.