K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2017

Chọn đáp án: D

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.(Nam Cao - Chí Phèo)a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao - Chí Phèo)

a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?

b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghiaz của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp dau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì chặt làm sao được cành cây to này?

Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý nghĩa với các câu đi trước, đi sau)

1
12 tháng 6 2018

a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo

b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn

28 tháng 7 2018

Chọn a

18 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
I. ĐỌC HIỂUĐọc thầm bài văn sau:Một con chó hiềnCó một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

Một con chó hiền

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.

B. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác.

C. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.

1
3 tháng 9 2018

Chọn C

I. ĐỌC HIỂUĐọc thầm bài văn sau:Một con chó hiềnCó một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

Một con chó hiền

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ?

A. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống.

B. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán.

C. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ.

D. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ.

1
13 tháng 10 2019

Chọn A, B, D

26 tháng 9 2018

Đoạn văn thể hiện tính tình trẻ con của cô gái. câu chủ đề là câu “ Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

5 tháng 12 2016

1/Khi đặt hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì có anh sáng từ hộp gỗ đến mắt ta nên ta nhìn thấy nó.

Còn khi đặt hộp gỗ trong phòng tối thì không có ánh sáng từ hộp gỗ đến mắt ta nên ta không nhìn thấy nó.

2/Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước nên người ta lắp gương cầu lồi thay vì gương phẳng để giúp người lái xe nhìn thấy một vùng rộng hơn ở phía sau, để an toàn khi lái xe.

3/Gương cầu lồi sử dụng làm gương chiếu hậu cho xe ôtô, xe máy, gương quan sát đường bộ, thường được đặt ở chỗ góc cua, ngã ba, ngã tư.

Gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm gương trang điểm cho các diễn viên, làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn, ...; một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, … ), sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin nhờ vào gương cầu lõm.

4/Khi áp tai vào tường, vì tường là chất rắn truyền âm tốt nên ta nghe được âm thanh.

Còn khi không áp tai vào tường thì âm thanh truyền trong chất khí là môi trường truyền âm kém hơn chất rắn nên ta không nghe được.

5 tháng 12 2016

Câu 2: Vì phạm vi nhìn của gương cầu lồi rộng hơn phạm vi nhìn của gương phẳng nên khi lắp gương cày lồi sẽ giúp chúng ta quan sát rộng hơn