K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B

18 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B.

12 tháng 7 2019

●   Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác

●   Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thía, chua xót vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ). Cuối cùng là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.

2 tháng 6 2019

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu… đang làm ăn sinh sống): suy nghĩ nhân vật tôi trên con đường về quê

- Phần 2 (tiếp…sạch như trơn quét): tác giả đau xót trước thực tại tiều tụy, nghèo túng của quê hương

- Phần 3 (còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về...
Đọc tiếp

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra những đối lập này.

4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết đàn và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

 5. Trong phần kết thúc chyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc chuyện này, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 ví dụ

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 9 2018

1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.

Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.

Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.

=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:

- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)

- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)

- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)

- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho. 

=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.

3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:

- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.

- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm. 

=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.

4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:

- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình. 

=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.

5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.

14 tháng 2 2019

1.

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. 
    • Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.

Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
   - Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  - Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4. 

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

5. 

  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
a) Tìm và viết vào bảng sau các chi tiết nói về hành động của Thạch Sanh và Lí Thông. Nhận xét về tính cách của hai nhân vật đó:hành động của Thạch Sanhhành động của Lí Thôngchi tiết:chi tiết:Nhận xét:Nhận xétb)Chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì? Chi tiết này cho thấy nhân vật Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn như thế nào?c) Chi tiết niêu cơm trong phần kết chuyện Thạch Sanh...
Đọc tiếp

a) Tìm và viết vào bảng sau các chi tiết nói về hành động của Thạch Sanh và Lí Thông. Nhận xét về tính cách của hai nhân vật đó:

hành động của Thạch Sanhhành động của Lí Thông
chi tiết:chi tiết:
Nhận xét:Nhận xét

b)Chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì? Chi tiết này cho thấy nhân vật Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn như thế nào?

c) Chi tiết niêu cơm trong phần kết chuyện Thạch Sanh gửi gắm ước mơ gì của nhân dân?

 

d)Nêu ý nghĩa của chuyện Thạch Sanh theo gợi ý sau:

(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật gì?

(2) Truyện thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân vè điều gì trong cuộc sống?

(3) Nhũng chi tiết tưởng tượng kì ảo có giá trị gì trong câu chuyện?

e) Nêu một số đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích theo gợi ý sau:

(1) Nhân vật chính là người như thế nào?

(2) Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về điều gì?ó những chi tiết gì đặc biệt?

Giúp em với em đang cần gấp có trước 10h tối giúp em với

0
1.a) Tìm và viết vào bảng sau các chi tiết nói về hành động của Thạch Sanh và Lí Thông. Nhận xét về tính cách của hai nhân vật đó:hành động của Thạch Sanhhành động của Lí Thôngchi tiết:chi tiết:Nhận xét:Nhận xétb)Chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì? Chi tiết này cho thấy nhân vật Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn như thế nào?c) Chi tiết niêu cơm trong phần kết chuyện Thạch...
Đọc tiếp

1.a) Tìm và viết vào bảng sau các chi tiết nói về hành động của Thạch Sanh và Lí Thông. Nhận xét về tính cách của hai nhân vật đó:

hành động của Thạch Sanhhành động của Lí Thông
chi tiết:chi tiết:
Nhận xét:Nhận xét

b)Chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì? Chi tiết này cho thấy nhân vật Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn như thế nào?

c) Chi tiết niêu cơm trong phần kết chuyện Thạch Sanh gửi gắm ước mơ gì của nhân dân?

d)Nêu ý nghĩa của chuyện Thạch Sanh theo gợi ý sau:

(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật gì?

(2) Truyện thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân vè điều gì trong cuộc sống?

(3) Nhũng chi tiết tưởng tượng kì ảo có giá trị gì trong câu chuyện?

e) Nêu một số đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích theo gợi ý sau:

(1) Nhân vật chính là người như thế nào?

(2) Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về điều gì?

(3) Để gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân, truyện có những chi tiết gì đặc biệt?

3
5 tháng 10 2016

 a)Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

b)Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.

c)Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.
 

5 tháng 10 2016

đầy quá mình không làm được

5 tháng 12 2016

Bài làm
MB: - Giới thiệu về quê hương em vào lúc chiều tà .
- Mọi vật xung quanh ra sao ?
- Màu sắc của nền trời lúc đó ?
TB:
Tả bao quat thiên nhiên quê em lúc chiều tà :
-Tả: ( VD: cây cối ,hoa lá , cỏ cây ,....
- mọi người xung quanh mình...
- Tả hoạt động của mỗi người ra sao ..
- Nó có gì đẹp và vui nhộn ..
- ...........
KB :
Nêu cam nghĩ của em ra sao ..?
Em có yêu quê hương mình vào lúc chiều tà không..?

9 tháng 10 2018

(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ

(2) truyện thể hiện về niềm tin và ước mơ của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác

(3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho câu truyện thêm hấp dẫn và nhiều màu sắc

bài 2

(1) nhân vật chính trong truyện cổ tích là một số loại nhân vật quen thuộc như

-Nhân vật bất hạnh 

-Nhân vật thông minh

-Nhân vật mang lốt vật

....(kể chút thui nha chép ra mỏi tay lắm)

(2)truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

(3)yếu tố kì ảo,hoang đường.

20 tháng 9 2021

thank mứi bn

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.