K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2018

Bài thơ là niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời của nhà thơ đang trong cơn trọng bệnh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào? *A. 1975B. 1976C. 1980D. 1985Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: *A. Là lời ca ngợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp.B. Là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, gớp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.C. Là...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào? *

A. 1975

B. 1976

C. 1980

D. 1985

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: *

A. Là lời ca ngợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp.

B. Là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, gớp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

C. Là khát vọng được sống cống hiến cho đời.

D. Là lời ngợi ca mùa xuân tươi đẹp và khát vọng được bảo vệ, xây dựng đất nước.

Câu 3: Biện pháp tư từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng” *

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 4: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được được sáng tác theo thể thơ: *

A. Tự do 5 chữ

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn tứ tuyêt

D. Lục bát

Câu 5: Cảm xúc nào của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: “Đất nước bốn ngàn năm. Vất vả và gian lao. Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước” *

A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống

B. Lạc quan, tin tưởng, hi vọng về tương lai đất nước

C. Khao khát được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời

D. Say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

2
20 tháng 2 2021

Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào? *

A. 1975

B. 1976

C. 1980

D. 1985

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: *

A. Là lời ca ngợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp.

B. Là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, gớp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

C. Là khát vọng được sống cống hiến cho đời.

D. Là lời ngợi ca mùa xuân tươi đẹp và khát vọng được bảo vệ, xây dựng đất nước.

Câu 3: Biện pháp tư từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng” *

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 4: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được được sáng tác theo thể thơ: *

A. Tự do 5 chữ

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn tứ tuyêt

D. Lục bát

Câu 5: Cảm xúc nào của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: “Đất nước bốn ngàn năm. Vất vả và gian lao. Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước” *

A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống

B. Lạc quan, tin tưởng, hi vọng về tương lai đất nước

C. Khao khát được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời

D. Say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

20 tháng 2 2021

giúp mình với :<

 

16 tháng 10 2019

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

2 tháng 10 2016

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

2 tháng 10 2016
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

17 tháng 2 2018

Chọn đáp án: D

19 tháng 12 2018

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, đồng thời thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

Đáp án: A

20 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A.

16 tháng 3 2018

- Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân:

 • Mùa xuân của thiên nhiên.

 • Mùa xuân của đất nước.

 • Mùa xuân của tác giả.

- Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả tái hiện qua những hình ảnh nổi bật, đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, cũng là mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.

- Mùa xuân của đất nước bằng những hình ảnh “lộc” của người ra đồng và người cầm súng với không khí “hối hả”, “xôn xao”.

- Mùa xuân của tác giả chính là khát khao, ước nguyện chân thành muốn dâng hiến vào cuộc đời chung.

14 tháng 3 2021

a. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

b. - Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

- cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

c. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.