K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2018

Đáp án cần chọn là: C

27 tháng 3 2019

Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

27 tháng 6 2017

Đáp án cần chọn là: D

22 tháng 11 2017

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

 

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

18 tháng 9 2018

https://h.vn/hoi-dap/question/101819.html

bn qua đây cs nha

mk cx cs bài giống câu

nek

.xixi

Đề bài: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.Cho dàn ý sau: I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận (câu nói)Từ xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng việc tích lũy tri thức. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc lại cần thiết hơn cả. Sách đóng vai trò quan trọng...
Đọc tiếp

Đề bài: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Cho dàn ý sau:
 

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận (câu nói)

Từ xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng việc tích lũy tri thức. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc lại cần thiết hơn cả. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và kết nối những tri thức, tinh hoa của nhân loai. Bởi vậy mà có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

II. Thân bài

a. Giải thích

- Sách là sản phẩm, phương tiện cảu tri thức do con người tạo ra, dùng để lưu trữ và chia sẻ những kiến thức về cuộc sống.

- Ngọn đèn sáng bất diệt: Cách nói ẩn dụ về khả nâng thắp sáng, soi tỏ, dẫn lối, trái phĩa với bóng tối.

- Nội dung cả câu: câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa cảu sách trong việc thắp sáng, mở mang trí tuệ con người.

b. Lý giải (vì sao nói như vậy)

- Ý kiến trên đã nêu lên đúng đắn về vai trò, và ý nghĩa của sách đối với con người.

- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt bởi nó đem lại cho con người những kiến thức quý báu mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.

- Những kiến thức trong sách là sự tích lũy ngàn đời của ông cha, của những người đi trước. Họ đã từng trải, nghiên cứu, khám phá bằng sự dày công, tâm huyết. Trải qua sự sàng lọc của thời gian, bởi vậy những cuốn sách có giá trị vẫn luôn tồn tại.

- Có ai đã từng nói rằng cuốn sách giống như một tấm vé tốc hành đưa ta đi khắp mọi nơi chỉ trong một căn phòng nhỏ. Thât vậy, những con người ta chưa bao giờ gặp, những mảnh đất ta chưa từng đặt chân tới, giờ đây đều có thể tìm hiểu được qua trang sách. Ngày nay, sách còn được sản xuất với những thiết kế sáng tạo kết hợp với những hình ảnh minh họa khiến cho việc tiếp nhận trở nên gần gũi hơn.

- Đọc sách ta không chỉ có tri thức về thời đại mà ta đang sống mà còn có thể biết được về ngày hôm qua, và sự hình dung về một tương lai phía trước. Nhờ những cuốn sách, ta biết được lịch sử đấu tranh hòa hùng của ông cha, ta thêm phần tự hào về truyền thống của dân tộc. Và niềm tự hào ấy còn nhân lên khi sách thỏ thẻ bên ta ý thức về trách nhiệm của mình. Sách giống như ngọn hải đăng trong đêm tối dẫn dắt ta đi theo con đường đúng đắn.

- Kho tàng sách chính là những bách khoa toàn thư với những kiến thức phong phú đủ mọi lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, các cuốn sách viết về kĩ năng sống, các phát minh khoa học... Đặc biệt hệ thống sách về ngoại ngữ đang được đẩy mạnh trở thành nguồn tài liệu phong phú cho người học ngoại ngữ.

- Sách không chỉ nói về cái hay cái đẹp mà còn không từ chốn nói về những bất cập trong cuộc sống nhằm mục đích giáo dục, giúp ta có những nhận thức đúng đắn, tỉnh táo.

- Ngày nay sách không chỉ có ở dưới dạng in ấn mà còn có các bản mềm trên các thiết bị công nghệ tạo sự thuận tiện cho người đọc. Nhưng dù thế nào ta vẫn luôn đề cao việc đọc sách. Tin chắc rằng những cuốn sách hay sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn từng ngày.

c, Mở rộng (Liên hệ thực tế)

Tuy nhiên trong thị trường vẫn còn tồn tại những văn hóa phẩm không lành manh, những nội dung không đúng đắn, khiến cho chúng ta có những ý hiểu sai lệch lầm lạc. Chúng ta phải nghiêm khắc phê phán đồng thời cũng phải biết chọn sách phù hợp.

Ngoài ra văn hóa nghe nhìn ngày càng lấn áp dẫn đến hiện tượng lười đọc sách, chán đọc sách. Cần nâng cao ý thức và tạo thói quen đọc sách.

Đọc sách không thôi chưa đủ mà còn phải biết áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế để sách phát huy tối đa giá trị của nó.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Quả thực sách có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Em nghĩ rằng mỗi người cần biết nâng niu, coi trọng và tự tạo cho mình thói quen đọc sách. Hãy coi sách giống như người bạn bởi có thể nó sẽ theo ta trong suốt cuộc đời này.
Em hãy viết 1 bài văn theo dàn ý đó 
Giúp mình với mng ơi!!!

 

1
5 tháng 4 2022

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.

Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.

 

Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!

Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .