K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Quy mô: Chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.

- Phân cấp:

+ Hai đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

+ Năm đô thị trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

+ Các đô thị trực thuộc tỉnh: (kể tên một số đô thị)

- Chức năng:

+ Chủ yếu nhất là công nghiệp và hành chính: Các đô thị ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, ở Đông Nam Bộ, dọc Duyên hải miền Trung...

+ Cảng biển và hành chính: Đà Nẵng, Quy Nhơn...

+ Chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước: Hà Nội.

+ Văn hóa, du lịch: Huế, Hội An...

- Phân bố: Tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.

b) Giải thích

- Do nước ta đang ở trong quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn chậm, trình độ công nghiệp hóa ở nước ta còn hạn chế, nên ít có đô thị lớn.

- Các đồ thị có lịch sử phát triển khác nhau, nhưng phần lớn ban đầu là các trung tâm hành chính và kinh tế của địa phương, sau này phát triển lên vẫn giữ chức năng ban đầu. Một số đô thị nằm ở cửa sông ven biển, hoạt động kinh tế gắn với cảng biển. Một số đô thị khác do vị trí trong lịch sử phát triển, hiện nay trở thành nơi giàu tài nguyên nhân văn để đẩy mạnh phát triển văn hóa, du lịch...

- Đồng bằng và ven biển nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quần cư đô thị và phát triển kinh tế. Nhìn chung, ở khu vực này thường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận hòa, giao thông (kể cả đường sông, đường biển và đường bộ) thuận tiện.

Trên cơ sở thuận lợi về tự nhiên, khu vực đồng bằng và ven biển đã phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, trong đó tập trung ở các đô thị là hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại...).

18 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.

- Giải thích:

+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).

+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên

25 tháng 8 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tây Nguyên

b) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mồi vùng chỉ có 1 đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột)

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính.

+ Công nghiệp.

+ Chức năng khác.

- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán

c) Khác nhau

- Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

+ Quy mô: Tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên); có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả); còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.

+ Phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3-4.

+ Chức năng: Có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).

+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

- Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

+ Quy mô: Số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột); có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.

9 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...

31 tháng 12 2017

Gợi ý làm bài

- Có mặt ở khắp các vùng trong nước (dẫn chứng). Nguyên nhân: trâu, bò, lợn là những vật nuôi phổ biến ở các vùng nước ta từ lâu dời. Hầu hết các địa phương đều có điều kiện để chăn nuôi.

- Mức độ tập trung theo lãnh thổ khác nhau

+ Trâu

* Tập trung nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng ít.

* Nguyên nhân: trâu được nuôi để lấy thịt, sức kéo,... Trâu khỏe hơn bò, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Bò

* Được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ít ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở ven Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có chăn nuôi bò sữa.

* Nguyên nhân: bò được nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bò thích nghi với nơi ấm, khô, giàu thức ăn.

+ Lợn

* Được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

* Nguyên nhân: lợn được nuôi để lấy thịt, tận dụng phân để bón ruộng,...; thức ăn chủ yếu là tinh bột, thức ăn thừa của người, thực phẩm từ các nhà máy chế biến công nghiệp.

9 tháng 5 2019

Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên  20 o C  

Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên  20 o C , chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới  20 o C .

Dựa vào các trạm khí hậu: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên  20 o C ; các trạm ở đồng bằng từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào có nhiệt độ dưới  20 o C .

Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian

Phân hóa theo thời gian

Thế hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nền nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu:

Tháng 1, phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24 o C , còn vào tháng 7 thì phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên  24 o C .

Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ dưới  20 o C  (từ tháng 11 đến tháng 3) và 7 tháng có nhiệt độ trên  20 o C .

   Giải thích:

Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta.

Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm.

Phân hóa theo không gian

Phân hóa theo chiều bắc - nam (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu):

Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 o C .

Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 o C .

Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 3 o C .

♦   Giải thích:

Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần.

Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.

Phân hóa theo độ cao (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu).

So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt (lấy dẫn chứng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất).

So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với vùng Đồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải).

♦   Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0 , 6 o C .

Phân hóa theo hướng sườn (thể hiện ở nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất). Dẫn chứng: so sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).

Giải thích:

Đối với gió mùa Đông Bắc thì khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.

Đốì với gió mùa Tây Nam thì khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng phơn.

25 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.

13 tháng 4 2017

- Giống nhau:

+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc.

+ Có nhiều đô thị với qui mô trung bình và lớn; đều có chức năng đa dạng: hành chính, công nghiệp, kinh tế,...

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng đô thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSH: 12 đô thị; ĐBSCL: 16 đô thị).

+ Quy mô dân số đô thị Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phân cấp đô thị: Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ 5 cấp đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cấp đô thị (loại 2, 3, 4).

+ Chức năng đô thị Đồng bằng sông Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phân bố mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa Đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn.