K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Sắc đành đòi một"

ngoài sắc ra Kiều còn có tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

2.

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  
18 tháng 5 2021

1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.

2)                                                Buồn trông cửa bể chiều hôm,

                                          Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

                                                 Buồn trông ngọn nước mới xa,

                                          Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

                                               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                                        Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

                                              Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, 

                                       Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

                                       

18 tháng 5 2021

1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.

2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

1 tháng 6 2017

a, Cảnh vật ở đây là cảnh tưởng tượng của Kiều vì qua mỗi cảnh vật. Mỗi bức tranh thiên nhiên là một kiểu tâm trạng của Thúy Kiều.

- Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương, Kiều trông ngóng theo “cánh buồm xa xa” buổi chiều hôm

- Kiều nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở “hoa trôi man mác biết là về đâu”

- Kiều đau đớn buồn tủi cho thân phận mình, khi rơi vào cuộc sống bế tắc “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

→ Từng cảnh vật, chi tiết chứa đựng tâm trạng, tình cảm của Kiều. Cảnh vật cùng một màu bi thương, buồn tủi.

23 tháng 11 2016

Trước hết, điểm nổi bật trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" với ngôn ngữ thật quý phái mà đượm buồn. Ở cả hai bài thơ, ta đều bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. Cảnh đèo Ngang bóng xế tà tịch mịch, rồi cảnh trời bảng lảng bóng hoàng hôn. Nếu chứng kiến cảnh hoàng hôn ấy, có lẽ ai cũng có tâm trạng buồn, cảm nhận cái buồn chứ không riêng gì với nhà thơ nữ nhạy cảm như Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây, sự vật lại quá vắng vẻ, hoang lạnh, cô đơn. Nếu ở Đèo Ngang, tác giả chỉ thấy:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

thì ở cái buổi chiều hôm nhớ nhà ấy cũng vẫn hoang vắng đến lạnh lùng:

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Đó là âm thanh duy nhất gợi cho ta cảm giác rõ rệt về âm thanh. Ta nghe thấy tiếng ốc nhưng nó lại quá xa xôi: xa đưa, lúc nhặt lúc khoan nghe càng buồn tẻ. Cái âm thanh đó chỉ làm sâu thêm nỗi lạnh lẽo của bà Huyện. Ở cả hai bài thơ, ta cùng bà Huyện chỉ thấy, chỉ nghe được cái quang cảnh buồn vắng ấy, cái âm thanh mơ hồ ấy, gợi một nỗi u hoài mênh mang.