Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.
Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đình
- A. Anh em như thể tay chân
- B. Một nắng hai sương
- C. Xấu người đẹp nết
Câu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?
- A. Sôn sao
- B. Xao xuyến
- C. Buổi xáng
- D. Xóng biển
Câu hỏi 3:
Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ tương phản: “….. trời mưa rất to ………Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm?
- A. Nếu - thì
- B. Tuy - nhưng
- C. Do - nên
- D. Vì - nên
Câu hỏi 4: Từ nào có nghĩa là “dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm”?:
- A. Lạc quan
- B. Chiến thắng
- C. Dũng cảm
- D. Chiến công
Câu hỏi 5: Chọn quan hệ từ phù hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn: “Lan… học giỏi mà còn hát rất hay.”?
- A. Không những
- B. Vì
- C. Do
- D. Mặc dù
Câu hỏi 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?”
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy).
- A. Nhân hóa
- B. So sánh
- C. Điệp ngữ
- D. Cả 3 đáp án sai
Câu hỏi 7: Trong bài văn tả người, phần nào “nêu cảm nghĩ về người được tả” ?
- A. Mở bài
- B. Thân bài
- C. Kết bài
- D. Cả 3 đáp án
Câu hỏi 8: Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ:
“Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
(“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, Tập 1, tr.139)
- A. Ngoi, lên
- B. Xuống, ngoi
- C. Cua, cấy
- D. Lên, xuống
Câu hỏi 9:
Trong câu: “Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đó thầm lặng lẽ xuôi dòng.”, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ nào?
- A. Cố
- B. Rồi
- C. Xuôi
- D. Giữa
Câu hỏi 10:
Từ “lồng” trong 2 câu thơ: “Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.” và “Mua được con chim tôi nhốt ngay vào lồng.” có quan hệ với nhau như thế nào?
- A. Từ trái nghĩa
- B. Từ đồng nghĩa
- C. Từ đồng âm
- D. Cả 3 đáp án trên
Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.
Câu hỏi 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc……… bấy nhiêu.
Câu hỏi 2:
Từ “no” trong câu: “Những cánh diều no gió,” là từ mang nghĩa ……
Câu hỏi 3:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Câu ghép là câu do ……. vế câu ghép lại.”
Câu hỏi 4:
Điền chữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“Tre già …..e bóng măng non
Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”
Câu hỏi 5:
Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thiện câu: “Mạnh dùng sức, …….. dùng mưu.”
Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người ……..
Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể …….. tháng ngày.
Câu hỏi 8:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các từ “trong veo, trong vắt, trong xanh” là các từ đồng………..
Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp để hoàn thành câu ca dao sau:
“Thịt mỡ ……… hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.”
Câu hỏi 10:
Điền từ chỉ phù hợp vào chỗ trống: Ngựa màu đen gọi là ngựa …..
A. Pi-ê-môn-tê.
B. I-ta-li-a.
C. Pi-ê-môn-tê
D. Ca-vua