Thể loại văn học nào em không học trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 ?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Nghị luận
D. Thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:
b. Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.
c. Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận. Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.
Thể loại của xu hướng văn học hiện thực trong bộ phận văn học không công khai:
- Tiểu thuyết
- Truyện ngắn
- Phóng sự
a,
- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)
- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí
- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)
b, Thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh
- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội
- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li
- Lục bát: Côn Sơn ca
- Thơ Nôm: Bánh trôi nước
c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên
d, Văn nghị luận
- Chiếu: chiếu dời đô
- Hịch: Hịch tướng sĩ
- Cáo: Bình Ngô đại cáo
- Tấu: bàn luận về phép học
Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.
Truyện không có những tính cách phi thường, những chiến công vang dội... như ta đã bắt gặp trong nhiều truyện kí viết về chiến tranh thời chống Mĩ.
Nguyễn Thành Long cổ một lối viết nhẹ nhàng nhiều chất thơ: thiên nhiên hiện hình dưới một màu áo trữ tình ấm áp lòng người đến lạ lùng. Đó là những người lao động bình thường, đáng mến, rất vĩ đại.
Bốn con người được nhà văn nói đến, già có, trẻ có, trai có, gái có, ngoài bác lái xe ra, ba nhân vật còn lại là những trí thức xã hội chủ nghĩa: ông họa sĩ già, anh cán bộ khoa học và cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Truyện hầu như không có cốt truyện; thế mà cuộc gặp gỡ giữa họ khó phai mờ trong tâm trí chúng ta.
1. Bác lái xe tốt bụng, vui chuyện như một nhân vật dẫn chuyện nhưng làm ta khó quên. Ông họa sĩ già lừng trải, xin anh em cơ quan hoãn "bữa tiệc" để đi chuyến thực tế "cuối cùng lên Tây Bắc trước lúc về hưu". "Ngòi bút" như là một quả tim nữa của ông suốt đời ông "đi" và "vẽ", ông "khua khát" nghệ thuật vì thế mà ông yêu thêm cuộc sống", yêu thêm con người. Nửa giờ ông trò chuyện với anh thanh niên, và thái độ chân tình của ông đối với cô kĩ sư như tình "cha con" làm ta cảm phục và yêu kính ông, vì ông là một nghệ sĩ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một nhân cách đẹp có đời sống nội tâm phong phú.
2. Cô kĩ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng Cử chỉ cô "ôm bó hoa vào ngực", cô lắng tai nghe câu chuyện kể của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc đổ trên mặt bàn. Mới bước vào đời cô gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để lự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, "về con đường cô đang đi tới". Cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.
3. Ấn tượng sâu sắc nhất, lối đẹp nhất đối với bạn đọc là anh thanh niên đã và đang sống "lặng lẽ" trên đỉnh non xanh.
Anh thanh niên là nhân vật được tác giả dành cho nhiều ưu ái, miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp. về ngoại hình, anh có "tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ". Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm sương mù lạnh lẽo. Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người. Anh làm công tác khí tượng "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào dự báo thời tiết trước hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh lấy số liệu và báo cáo về "nhít " thật chính xác. Những đêm mưa tuyết, lạnh cóng, anh vẫn cầm đèn bão ra vườn lúc một giờ sáng, gian khổ không thể nào nói hết. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây khô trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ. "Người cô độc nhất thế gian" mà như vậy ư?
Giá trị đích thực ở anh là lẽ sống đẹp. Anh rất "thèm" người, nhưng không phải là "nỗi nhớ phồn hoa đô thị". Anh luôn tự hỏi mình: "Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Một ý thức trách nhiệm làm ta cảm phục. Anh biết lấy sách để "trò chuyện", để học lập tiến bộ, trau dồi kiến thức. Anh nói về mình hồn nhiên, khiêm tốn. Anh không muốn ông họa sĩ vẽ chân dung mình. Anh ca ngợi ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ khoa học lập bản đồ sét, và theo anh, đó là "những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước".
Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy củ tam thất. Anh tặng cô kĩ sư lên thăm "nhà" mình một bó hoa rõ to và đẹp. Anh gửi các vị khách một làn trứng để ăn trưa. Toàn là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau món quà ấy là cả một tấm lòng cao cả, đầy tình người. Anh là một trí thức có lối ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương.
Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và tràn ngập tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên "một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra... những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc" (Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vị cuộc sống. Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: "Cháu thấy cuộc đời đẹp quá!". Quả vậy, truyện ngắn Lặng lẽ Su Pa đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. Và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về "Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời... ".
STT | Tên tác phẩm | Tác giả |
1 | Chống nạn thất học | Hồ Chí Minh |
2 | Hai biển hồ |
|
3 | Học thầy, học bạn | Nguyễn Thanh Tú |
4 | Ích lợi của việc đọc sách | Thành Mĩ |
5 | Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội | Bằng Sơn |
6 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh
|
7 | Học cơ bản mới có thể thành tài lớn | Xuân Yên |
8 | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Đặng Thai Mai |
9 | Tiếng Việt giàu và đẹp | Phạm Văn Đồng |
10 | Đừng sợ vấp ngã |
|
11 | Không sợ sai lầm | Hồng Diễm |
12 | Có hiểu đời mới hiểu văn | Nguyễn Hiến Lê |
13 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng |
14 | Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc | Phạm Văn Đồng |
15 | Ý nghĩa của văn chương | Hoài Thanh |
16 | Lòng khiêm tốn | Lâm Ngữ Đường |
17 | Lòng nhân đạo | Lâm Ngữ Đường |
18 | Óc phán đoán và óc thẩm mĩ | Nguyễn Hiến Lê |
19 | Tự do và nô lệ | Nghiêm Toản |
Đáp án: A