K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BT1. Tìm các từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình trong các câu thơ, đoạn thơ sau:a. “Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo(“Thu điếu” – Nguyễn Khuyến)b.Ôi! Từ không đến cóXảy ra như thế nào ?Nay má hây hây gió .Trên lá xanh rào rào...”(“Quả sấu non trên cao” – Xuân Diệu)c.“Mênh mông Vôn-ga bài ca chiến thắngTrôi xa rồi, điệu hát kéo thuyền xưaLòng đập rì rầm giọng trầm thuy điệnTrắng chim...
Đọc tiếp

BT1. Tìm các từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình trong các câu thơ, đoạn thơ sau:

a. “Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

(“Thu điếu” – Nguyễn Khuyến)

b.

Ôi! Từ không đến có

Xảy ra như thế nào ?
Nay má hây hây gió .
Trên lá xanh rào rào...”

(“Quả sấu non trên cao” – Xuân Diệu)

c.
“Mênh mông Vôn-ga bài ca chiến thắng
Trôi xa rồi, điệu hát kéo thuyền xưa
Lòng đập rì rầm giọng trầm thuy điện
Trắng chim hay mặt biển nắng trưa ”…

(“Xta-lin-grát, một ngày xuân ” – Tố Hữu)

d. Lượn một vòng quanh chân núi, con sông lững thững chảy về phía đồng bằng. Đến đây, tưởng không còn gì cản trở, con sông sẽ chảy thẳng ra biển, thế mà nó cứ chùng chình, cứ vòng vèo như làm duyên, làm dáng với đồng bằng châu thổ (Sông Xanh).

0
28 tháng 2 2018

Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Trong không khí trong lành mơn man da thịt, con người ta cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn để tận hưởng tiết trời mùa thu. Làn mây mùa hạ khoác tấm áo xanh tươi tràn đầy sức sống bây giờ đã thay áo mới vàng tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cảnh vật trở nên mơ mộng, như thay một màu áo mới khi mùa thu sang.

Nếu mùa hạ đến nắng chói chang gay gắt, người ta đi tránh nắng chẳng còn thời gian để ngước lê nhìn bầu trời thì khi mùa thu ghé đến, bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Đám mây trên trời lững lờ trôi như vương vấn chút gì đó của những ngày hạ vừa trôi. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh nhạt trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình.

Vài cái cây vào ngày sang thu chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu giơ dáng khô cong. Cây bàng trước ngõ thay một lớp áo màu cam đỏ thay cho những tán rợp xanh căng tràn sức sống trước đó. Những chiếc lá khô rời cành liệng nhanh trong làn gió thu thổi khe khẽ rồi chao nhanh, đặt mình xuống mặt đất. Lũy tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình.

Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch, những đồng chín vàng óng ả, dệt nên tấm thảm khổng lồ chạy dài mãi thôi. Khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

18 tháng 8 2018

Câu 1: diễn tả sự việc (trạng thái ao thu nước trong và lạnh )

Câu 2: diễn tả sự việc- đặc điểm (hình ảnh chiếc thuyền nhỏ trên mặt ao )

Câu 3: diễn tả quá trình (sóng- gợn )

Câu 4: diễn tả quá trình (lá đưa vèo )

Câu 5: diễn tả một sự việc- quá trình (tầng mây lơ lửng ) và một đặc điểm (trời xanh ngắt)

 

Câu 6: diễn tả hai sự việc một quá trình (ngõ trúc- quanh co ) và một đặc điểm (khách- vắng teo)

Câu 7: hai sự việc- đều là các tư thế (tự gối, ôm cần)

Câu 8: Một sự việc- hành động (cá đớp động chân bèo )

15 tháng 12 2017

tính từ: lạnh lẽo, trong veo, biếc, khẽ

cụm tính từ: bé tẻo teo

động từ: ôm cần

27 tháng 8 2018

Bài thơ còn gợi ra nét đặc sắc của cảnh ao về mùa thu khác hẳn với cảnh ao về mùa xuân hay mùa hạ. Từ nước ao trong veo, phẳng lặng nhìn được tận đáy: từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo đến lá vàng rụng vèo xuống mặt ao và bao trùm lên là một vòm trời xanh ngắt phản chiếu xuống mặt nước như làm cho nước ao xanh hơn lúc vào thu. bài thơ còn gợi ra nét đặc sắc của cảnh ao về mùa thu khác hẳn với cảnh ao về mùa xuân hay mùa hạ. Từ nước ao trong veo, phẳng lặng nhìn được tận đáy: từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo đến lá vàng rụng vèo xuống mặt ao và bao trùm lên là một vòm trời xanh ngắt phản chiếu xuống mặt nước như làm cho nước ao xanh hơn lúc vào thu.

21 tháng 10 2017

Bài 1: Em hãy tìm những từ tượng hình, những từ tượng thanh trong các câu thơ dưới đây và hãy phân tích giá trị của chúng:

a. "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo."

( Thu điếu - Nguyễn khuyến )

b. "Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe."

( Thu ẩm - Nguyễn Khuyến )

c. "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ khơ gió hắt hiu."

( Thu vịnh - Nguyễn khuyến )

* Phân tích giá trị:

a. +) Lạnh lẽo: Lạnh đến mức cảm nhận thấy rất rõ

+) Trong veo: Rất trong, như có thể nhìn thấu suốt được

+) Tẹo teo: Lượng hết sức nhỏ, quá ít ỏi, coi như không đáng kể

b. +) Le te: Rất thấp và bé nhỏ

+) Lập loè: Có ánh sáng nhỏ phát ra, khi loé lên khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện, liên tiếp

c. +) Lơ khơ: Ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, không có gì rõ ràng, nửa như biết, nửa như không. Chưa nắm được vấn đề.

+) Hắt hiu: Ở trạng thái yếu ớt, mong manh, gây cảm giác buồn vắng, cô đơn, cảm giác của cái sắp lụi tàn

* In đậm: Tượng hình

* Nghiêng: Tượng thanh

21 tháng 10 2017

Tượng hình:Tẹo teo, le te, lập lòe, lạnh lẽo, lơ thơ, lập lòe.

Không có từ tượng thanh.

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)b. Trong ca dao Việt Nam, những bài về...
Đọc tiếp

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:

a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)

b. Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)

c. Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)


 

3
5 tháng 3 2023

a)

+ Phân tích lỗi: lỗi liên kết dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng từ liên kết “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

+ Sửa lỗi: Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

5 tháng 3 2023

b) 

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.

1 tháng 6 2019

1)-Các từ ngữ: "lạnh lẽo", "trong veo","bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.

-Màu "biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, "lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu", "Vèo trông lá rụng đầy sân".

2)

a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

b. Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

1 tháng 6 2019

Tham khảo:

Bài 2:

"Sang thu" là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".

Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se".

"Bỗng" là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ "bỗng" ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới "phả vào trong gió se". Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. "Gió se" là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tê tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: "Những luồng run rẩy rung rinh lá". Nhưng câu thơ của Hữu Thỉnh lại đưa mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thơ cũng có cách viết thật duyên dáng: "Sương chùng chình qua ngõ". "Chùng chình" là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.

Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: "Hình như thu đã về". Từ "hình như" diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra "thu đã về".

Khổ thơ đầu tiên của bài thơ "Sang thu" đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ "Sang thu", một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.