Nông Văn Dền còn có tên gọi là?
A. Kim Đồng.
B. Trần Quốc Toản.
C. Lý Tự Trọng.
D. Trần Quốc Tuấn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu năm 1288, Trương Văn Hổ, bấy giờ đang giữ tước Vạn hộ, được Hốt Tất Liệt phong làm Hải đạo vận lương, sai chỉ huy đạo thuyền lương theo Ô Mã Nhi đánh Đại Việt. ... Theo kế hoạch, lực lượng thủy quân chủ lực của Ô Mã Nhi có trách nhiệm bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đi sau tiến vào Đại Việt. D.Trần Khánh Dư
Hưng Đạo Đại Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232 .
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
TRẦN QUỐC TOẢN
( 1267-1285 )
Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão ( 1267 ).
Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ).
Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị quân sự rất đặc biệt tại bến Bình Than ( Hội nghị Bình Than ). Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy là quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu - Hoài Văn Hầu - nhưng vì còn ở tuổi vị thành niên nên không được tham dự. Hoài Văn Hầu lấy đó làm điều hổ thẹn và căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay. Khi về nhà , Trần Quốc Toản cùng với một ngàn người là tôi tớ và thân thuộc, sắm sửa binh khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân” ( nghĩa là : phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua ). Khi đánh nhau với giặc Nguyên, Trấn Quốc Toản thường xông ra phía trước, khiến cho giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch.
Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thành niên. Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc.
Tháng 4 -1285, cùng với các vị danh tiếng khác như Chiêu Thành Vương, Nguyễn Khoái, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được tham gia vào bộ chỉ huy chiến dịch Tây Kết. Trước khi đánh vào Tây Kết, quân sĩ của các tướng này đã tham gia chiến dịch Hàm Tử , góp phần rất lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử. Sau chiến thắng của chiến dịch Tây Kết, ông lại được cùng với Trần Quang Khải và nhiều tướng lĩnh khác như : Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền ... tham gia chiến dịch Thăng Long và Chương Dương. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch này.
*Khái quát về nhân vật: Trần Nhân Tông
-Sinh-mất: 7/12/1258 - 16/12/1308
-Là vị hoàng đế thứ 3 của vương triều Trần nước Đại Việt
-Trị từ: 1278-1293
-Làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1293 cho tới khi mất.
-Ông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của nước Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước.Là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
-Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi.
-Ông đã phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc.
- Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ ; nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.
*Khái quát về nhân vật Trần Quốc Tuấn:
-Tên: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo).
-Năm sinh và năm mất: 1228-1300 (72 tuổi).
-Quê: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định).
-Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn lạc. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xắp đặt bầy mưu giữ cho thế nước trông chênh thành bền vững.
- Là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.
-Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông.
- Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam Vương Thoát Hoan.
-Hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.
-Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.
Ai là người đã dẹp loạn 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Mai Thúc Loan
C. Lê Hoàn
D. Lý Bí
Hịch tướng sĩ là tác phẩm của:
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Quốc Toản
D. Trần Quang Khải
Đáp án A