K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2020

Quá trình thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai:

- Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng, tình hình cách mạng trong nước, ở Nam bộ vô cùng khó khăn. Xứ ủy Nam kỳ nhiều lần được xây dựng và nhiều lần bị tan rã do thực dân Pháp khủng bố.

- Đồng chí Lưu Văn Viết từ Sài Gòn về và đồng chí Hoàng Minh Châu được Xứ ủy cử về Biên Hòa công tác.

- Đến tháng 2-1935, trên cơ sở những đảng viên được đồng chí Lưu Văn Viết kết nạp, Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều đã được thành lập. Chi bộ do đồng chí Hoàng Minh Châu làm Bí thư cùng các đảng viên Lưu Văn Viết, Lưu Văn Văn, Huỳnh Xuân Phan, Quách Sanh, Quách Tỷ. Sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Biên Hòa thể hiện lòng yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân địa phương, của những người yêu nước hai làng Bình Phước - Tân Triều trong muôn vàn khó khăn đã đùm bọc, bảo vệ cán bộ của Đảng; những đảng viên đầu tiên trong Chi bộ Bình Phước - Tân Triều khi thành lập.

 Ý nghĩa:

- Khi có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng ở Đồng Nai đi vào hoạt động tự giác, có tổ chức, hướng đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, xác định từng bước đi thích hợp. Giai đoạn 1935 đến trước tháng 8 năm 1945, chủ yếu là dân sinh dân chủ kết hợp đấu tranh chính trị, kết hợp nuôi dưỡng lực lượng vũ trang để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị liên tục của các tầng lớp nhân dân chứng tỏ sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng.

Tham khảo :)) :

- Trình bày quá trình thành lập chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai?

+ Tháng 2/1935, Chi bộ Đảng lấy tên gọi là Chi bộ Bình Phước - Tân Triều 

+ Cách mạng tháng Tám 1945 ở Biên Hoà

+ Trận tập kích đầu tiên vào thị xã Châu Thành (Biên Hoà) ngày 2-1-1946

+ Trận La Ngà (1-3-1948)

+ Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên

+ Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp

+ Trận đầu diệt Mỹ:

+ Trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hoà

+ Trận đánh Tổng kho Long Bình:

+ Chiến dịch Xuân Lộc

+ Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng toàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện phương châm chỉ đạo “các địa phương nổi dậy, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện”, các địa phương trong tỉnh lần lượt nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 20-3-1975, giải phóng Tân Phú, Định Quán

Ngày 21-4-1975, giải phóng Long Khánh, Xuân Lộc.

Ngày 28-4-1975, giải phóng Thống Nhất

Ngày 29-4-1975, giải phóng Long Thành, Nhơn Trạch

Ngày 30-4-1975, giải phóng Biên Hoà, Vĩnh Cửu, quân dân Biên Hoà chiếm Toà hành chính, giải phóng hoàn toàn quê hương, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 21 năm, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước: Độc lập, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa sự kiện này đôi với phong trào cách mạng của tỉnh Đồng Nai?

 + Tình yêu đất nc quê hương

+ Hi sinh vì nc, ko khuất phục trước kẻ thù

+.....................

Ý nghĩa:Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
( chưa học nên chưa bt 

17 tháng 3 2023

Câu 1. Trong thế kỷ X đến XVl, cư dân bản địa Đồng Nai chủ yếu là người thổ dân và chăn nuôi là hoạt động chủ yếu của họ. Họ cũng trồng một số loại lương thực như gạo, khoai mì, mía và ớt. Các cư dân bản địa Đồng Nai có kỹ năng sản xuất đồ thủ công, chẳng hạn như vải dệt, sợi dây, đồ da, đồ gốm và vật phẩm trang sức.

Câu 2. Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai. Sông cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp năng lượng hydro để sản xuất điện và là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng vào và ra khỏi khu vực này.

Câu 3. Nền kinh tế của Trảng Bom có đặc điểm chủ yếu là dựa vào ngành công nghiệp chế biến gia cầm, sản xuất gia vị, chế biến đặc sản và nhà máy nước giải khát. Một số nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ và nông nghiệp như trồng cây cao su và điều cũng phát triển khá mạnh tại đây. Ngoài ra, Trảng Bom có vị trí thuận lợi nằm trên trục đường vành đai III của Tp.HCM cùng hệ thống giao thông nội địa và thông tin hiện đại, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ? Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành...
Đọc tiếp

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ?

Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em đang sinh sống?

Câu 3. Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

     Câu 4. Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra?

Câu 5. Trình bày cảm nhận của bản thân về những thay đổi, chuyển biến của tỉnh Thanh Hóa sau 32 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Là học sinh phổ thông, em phải làm gì để góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ từng căn dặn?

 

1
2 tháng 12 2018

Xí xí , cái này tự nghĩa ra ớ hở :( Tui ko sống ở Thanh Hóa nên ko bt

7 tháng 1 2017

Phong trào vô sản hóa đã nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân => phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có sự liên kết giữa các phong trào với nhau => thúc đẩy sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) => hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chọn đáp án C.

11 tháng 9 2018

Đáp án C

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-ni. Phong trào “vô sản hóa” đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

9 tháng 9 2019

Đáp án C

Phong trào vô sản hóa đã nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân => phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có sự liên kết giữa các phong trào với nhau => thúc đẩy sự ra đời của ba tổ chức cộng sản => hợp nhất ba tổ chức cộng sản dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

14 tháng 6 2018

Đáp án C

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-ni. Phong trào “vô sản hóa” đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam