Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng nêu suy nghĩ của em về lí do Lão Hạc chọn cái chết thương tâm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc có sử dụng ít nhất một trường từ vựng
tham khảo:
Qua tác phẩm lão hạc mà em đã học, em cảm nhận được cái chết của lão tất cả đều bắt nguồn từ tình thương. Vì lão thương con mình, mà thà chết đói chết nghèo chư tuyệt đối không chịu bán nhà, bán đất mà cứu thân. Vì lão thương con chó của lão mà lão dường như cảm nhận được nó oán trách, nó thất vọng vì lão để rồi dẵn vặt ân hận bản thân, xem bản thân như phản bội lại con vật từng ấy năm gắn bó cùng nhau bên căn nhỏ cô đơn ấy. Và rồi sau tất cả, lão chọn chết đi, chết đi để thoát khói dẵn vặt, chết đi để thoát khỏi cạnh cơ cực và chết đi để không là gánh nặng của ai. Em cảm thấy vô cùng thương xót cho sự ra đi của lão, qua đó cũng phê phán xã hội mục nát, cảm thương cho tình người và số phận bạc bẽo
Bạn tham khảo nha:
Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử. Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng. Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,… Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ. Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Em tham khảo:
Sau khi bán Vàng, ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”. Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết. Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu
tham khảo
Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.
Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.
Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8
Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.
Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.
Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.
Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.
Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.
Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.
Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.
Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.
não hạc ản bả chó nên chết vì muốn đi chung lên bàn thờ,đi du lịch 5 châu 4 bể với ông bà tổ tiên,ăn chuối xanh,uống nước lã,ngắm gà khỏa thân ngậm hoa hồng
Tham khảo:
Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.
tham khảo hoặc dựa vào thôi nhé :)
Cái chết của Lão Hạc không phải là một điều manh động của lão. Lão cũng đã cố gắng rất nhiều để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy Lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Nếu lão đã muốn chết thì cũng không bấu víu sự sống như vậy. Bi kịch là thế đấy. Lão hoàn toàn có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông Giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Nhưng thật sự, lão cố đợi chờ trong mòn mỏi, lão chờ có thể thấy đứa con trai trở về. Tận đến cuối cùng, lão phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà. Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là Lão Hạc. Lão bán cậu Vàng đi để có thêm 5 đồng vào thành 30 đồng gửi ông Giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, Lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy Lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã đến thế.