K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2021

Tham khảo:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày! Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" viết năm 1958, đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Điều này được bộc lộ rõ nét trong khổ thơ thứ ba của bài. Trong không gian trời nước mênh mông, đoàn thuyền đi đến nơi dặm xa, người ngư dân bắt tay vào những công việc của mình. "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng". Đoàn thuyền lại ra khơi đi trên biển trong sự nâng đỡ bao la của biển cả, của thiên nhiên vũ trụ. Trong cảm hứng lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng, Huy Cận đã có một sự liên tưởng táo bạo trong các hình ảnh ẩn dụ "lái gió với buồm trăng". Gió làm bánh lái còn trăng trên bầu trời là cánh buồm để con thuyền vượt sóng. Nghệ thuật đối "lái gió - buồm trăng", "mây cao - biển bằng" gợi ra trước mắt người đọc một không gian ba chiều thoáng đạt, kì vĩ. Hơn thế nữa, hai câu thơ tiếp theo còn diễn tả sinh động cảnh đánh bắt cá trên biển "Ra đậu dặm xa dò vùng biển/Dàn đan thế trận lưới vây giăng". Cụm từ "dặm xa" cho thấy những ngư dân muốn đánh bắt cá thì phải trải qua hành trình xa bờ". Họ chủ động tìm đến vùng biển có nhiều cá (bụng biển) để giăng lưới. Hai câu thơ khiến người đọc cảm nhận được những ngư dân quả là những con người dày dặn kinh nghiệm, chủ động khai thác tài nguyên biển. Đối với bạn đọc, bài thơ đã đem đến cho ta nhiều giá trị to lớn, quý giá. Thầm cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã đem đến cho chúng ta những vần thơ hay đến thế này!

2 tháng 6 2021

Tham khảo:

Khổ thơ thứ 2 đã diễn tả những cảm nhân tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắp nước phù sa. Cái dềnh dàng của sông là sau lúc vượt thác leo ghềnh nhọc nhằn , đã đến lúc được nghỉ ngơi sau bao mùa mưa lũ. Còn bầy chim khi mùa thu chợt đến, nó phải gấp gáp để làm tôt tha mồi. Câu thơ cho thấy 2 tốc độ trái chiều giữa dòng sông và cánh chim, cũng là quy luật không đồng đều ở vào thời điểm giao thoa của muôn vật muôn loài. Sự chuyển mình sang thu không chỉ được biểu hiện qua sự đối lập trong hoạt động của con sông, cánh chim mà cón thể hiện rõ nét hơn  cả quan hình ành "Cóđám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu". Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểmgiao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữabầu trời trong xanh, cao rộng. Mùa ha, mùa thu là 2 đầu bến và đám mây là nhịp cầu vắt qua. Cái tài của Hữu Thỉnh là dùng không gian để miêu tả thời gian, làm hiện rõ ranh giới từ hạ snag thu vốn mong manh trở nên cụ thể, hữu hình. Đám mây là nhịp cầu duyên dáng nối 2 bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng