Dựa vào kiến thức đã học hãy trình bày và giải thích thời tiết ở các khu vực nước ta khi áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông.(hướng đông bắc)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào màu sắc thể hiện độ cao ở trang 6-7 (Hình thể) để nêu biểu hiện về hướng nghiêng của địa hình nước ta theo tây bắc - động nam: phía tây và tây bắc chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ở Tây Bắc; phía đông và đông nam phần lớn là đồng bằng có độ cao nhỏ; chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng là đồi trung du (ở Bắc Bộ), gò đồi (ở Trung Bộ), bán bình nguyên (Đông Nam Bộ) thấp dần từ phía các cao nguyên Nam Trung Bộ về phía Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tương tự như các vận động kiến tạo khác, vận động Anpơ - Himalaya có cường độ lớn nhất ở tâm và càng ra ngoài rìa thì cường độ càng yếu.
- Nước ta nằm ở rìa Đông Nam của vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo; tây bắc gần tâm hơn là đông nam, nên địa hình ở phía tây bắc chịu tác động nâng lên mạnh hơn ở phía đông nam, làm cho địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
HƯỚNG DẪN
- Hai hướng chính của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam).
- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.
+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đông Bắc có hướng vòng cung theo rìa mảng nền cổ Hoa Nam và mảng nền vòm sông Chảy.
+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.
HƯỚNG DẪN
a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi nước ta
- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:
+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.
+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.
C.Tây Âu ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới. Đông Âu nằm sâu trong nội địa, không chịu ảnh hưởng của biển.
Giải thích các hiện tượng:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.
=> Do góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về 2 cực, lượng nhiệt lớn nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực (miền Nam nước ta gần Xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn, càng về miền Bắc lượng nhiệt nhận được càng giảm).
- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.
=> Do nhiệt độ giảm theo độ cao (vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có nhiệt độ cao, trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn nhiệt độ thấp hơn rất nhiều).
-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của cả nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ m 3 khí/ năm)
-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)
-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyển cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch
-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè, cảng Vũng Tàu
Câu 1 :
- Đặc điểm nổi bật :
+ Lãnh thổ VN hình chữ S.
+ VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa đất liền các nước Đông Nam Á và hải đảo các nước Đông Nam Á.
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
+ Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.
Câu 2 :
a) - Khác nhau :
+ Do gió Đông Bắc hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc nên bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế. ⇒ Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn.
+ Miền Trung có mưa lớn do tác động của gió Tín phong theo hướng Đông Bắc.
+ Miên Nam là mùa khô cạn.
b) Nguyên nhân : Do bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế nên miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn, còn miền Trung thì có mưa lớn và miền Nam khô hạn.