Viết 1 bài văn tả về Ninh Bình quê hương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .
Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.
Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.
Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.
Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.
-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em
Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.
Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.
Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
Em tham khảo nhé !
Không khí ngày tết đang rộn ràng khắp phố phường, những cánh hoa mai hoa đào đang gọi xuân về. Tôi háo hức chờ đợi ngày được về quê thăm ông bà và ăn Tết. Chuyển lên thành phố từ khi học cấp 2, tôi nhớ quê mình da diết, chỉ mong đến dịp nghỉ hè và tết để được trở về quê nhà. Quê hương tôi là miền quê yên bình với đồng lúa thẳng cánh cò bay, con sông dài trong vắt mà tuổi thơ tôi tắm với lũ bạn sau mỗi buổi chiều. Tôi thích nhất là những mùa khoai, lũ trẻ chúng tôi cùng ông bà đi thu hoạch. Cả nhóm thi xem ai đào được nhiều hơn, ai đào được củ to nhất. Phần thưởng của ông bà là một bữa khoai nướng no say. Cảm giác ngồi chờ khoai nướng và hít hà mùi thơm của rơm mới, xuýt xoa củ khoai nóng hổi, ngọt bùi đã trở thành kí ức đẹp đẽ và quý giá, ghi dấu trong tôi mãi mãi về sau. Quê hương là bến đỗ bình yên nhất, là nơi luôn sẵn sàng dang tay chào đón ta dù bạn ở đâu, làm gì. Quê hương chính là nơi để nhớ, để thương, và để trở về...
Tham khảo:
Tình cảm quê hương là tình cảm vô cùng đáng trân, đáng quý. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi đã nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn ta. Tình yêu quê hương là tình cảm luôn ở trong mỗi người. Khi ta sống ở quê hương, tình cảm ấy được biểu lộ ra bên ngoài qua từng sự gắn bó với quê hương mình. Khi ta lớn lên, khi ta xa quê, tình cảm ấy không bị khuất lấp mà luôn âm ỉ với từng sự gắn bó cùng gia đình, bạn bè và kỉ niệm tuổi thơ. Tình yêu quê hương đẹp biết bao!
Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mẹ.
Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu… Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư… càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.
Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương… em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng chính là quê ngoại của em. Nơi đây, cuộc sống nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định. Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em.
Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.
banj à, tks bạn nhiều lắm,bạn có biết làm câu 2 k, chỉ mình với
TĐL
Tôi thầm nhớ một miền quêƯớc mơ thăm lại trở về tuổi thơĐồng xanh bay lả cánh còHương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều Vi vu gió thổi sáo diềuBóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?Dòng sông, bến nước, con đòCó người lữ khách bên bờ dừng chân Xa xa vẳng tiếng chuông ngânBờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chimTuổi thơ thích chạy trốn tìmCây đa giếng nước còn in trăng thề Xa rồi nhớ mãi miền quêTrong tim luôn nhắc trở về ngày xưa..Quê hương sao đẹp đến thế
Những ngôi nhà toàn cây khế bao quanh
Quê hương nước hồ long lanh
Như bức tranh tuổi thơ em đã vẽ
Quê hương kiên cường mạnh mẽ
Rồi có ngày cũng sẽ đẹp tươi hơn
Quê hương rồi cũng sẽ lớn
Như con người cũng lớn lên vậy thôi
Quê hương có điệu múa rối
Thật là không thể chối nhưng lời khen
Quê hương không hề bon chen
Nhưng lại có tấm áo len mịn màng
Quê hương có những anh chàng
Cao lớn, khỏe mạnh, nhiều nàng mến yêu
Quê hương không biết tự kiêu
Mà chỉ biết rằng nói điêu không tốt
Quê hương không bao giờ giốt
Nhưng mà biết học tốt và học hay.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…
2. Thân bàia) Giải thích
– Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người như đất, nước, không khí bị nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại đối với sức khoẻ, tinh thần… của con người, xã hội.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện
– Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề: đất, nước, không khí…
+ Mặt đất đầy rác thải khó phân huỷ
+ Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chảy tự do vào nguồn nước sạch ở các sông, hồ, ao, đầm.
+ Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp.
(2) Hậu quả
– Tài nguyên thiên nhiên như nước sạch ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.
– Chất lượng cuộc sống của con người nói chung bị giảm sút: tinh thần hoang mang, lo âu, đặc biệt sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những nơi cả làng nhà nào cũng có người mắc bệnh hoặc chết vì ung thư.
– Từng gia đình phải tốn nhiều tiền để chạy chữa bệnh tật. Nhà nước cũng phải chi nhiều tiền cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
(3) Nguyên nhân
– Chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc giải quyết những vấn đề phát sinh về xã hội, môi trường…
– Nguyên nhân chính: do ý thức kém của con người: chặt phá rừng, vứt rác thải, xả nước thải bừa bãi, săn bắt thú quý hiếm, tiến hành các hoạt động khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ mà không chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường… đã làm cho môi trường ngày một bị tàn phá nặng nề, bị ô nhiễm đến mức báo động.
(4) Giải pháp
– Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
– Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã…
– Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển…
c) Bài học nhận thức và hành động
– Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội. Đó là trách nhiệm lớn lao của bản thân, thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay.
– Hành động:
+ Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống quanh mình.
+ Học tập, nghiên cứu để góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm cứu môi trường đang bị ô nhiễm.
+ Có những hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp ở chính nơi mình đang học tập, cư trú: không vứt rác bừa bãi, xả chất thải đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các đoàn thể tổ chức như trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường phố, ngõ xóm…
3. Kết bàiÔ nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.
Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát ngát núi cao". Nơi chúng tôi đang nói tới chính là thắng cảnh Tam Cốc ở Ninh Bình.
Xuôi dọc quốc lộ 1A, ta sẽ tới vùng đồi núi Tam Cốc - một thắng cảnh nằm trong quần thể khu di tích danh lam thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động của Ninh Bình. Tam Cốc là một hợp thể sông nước và núi đá vôi. Tam Cốc có hai đường thủy, bộ nhưng nhất nhất phải bơi thuyền mới ngắm được bên trong thạch động.
Chúng tôi bước chân xuống thuyền vào một ngày trời đẹp. Ở bên Tam Cốc có cơ man nào là thuyền. Cái nhỏ, cái to và có lẽ chẳng có khách du lịch nào lại nghĩ phải đếm xem có bao nhiêu chiếc. Con thuyền chở chúng tôi được chèo bởi một tay lái có nghề, nhiều tuổi. Dân chèo có nghề trên dòng Tam Cốc không phải chỉ là chèo giỏi, chèo nhanh, chèo cho khỏi va đạp vào con thuyền khác mà phải vừa chèo, vừa đưa du khách "đi du lịch". Ông lái của chúng tôi thư thái, bơi thuyền nhẹ ngược dòng sông. Vừa đi chúng tôi vừa được nghe ông giới thiệu bao hình ảnh trên những ngọn núi xa xa trước khi vào động. Đó là cảnh đá vọng phu, cảnh thầy trò Đường Tăng sang tìm kinh bên Tây Trúc, hay cảnh những ngọn "núi rồng" đang uốn khúc...
Thuyền chúng tôi tiến vào hang thứ nhất. Cảm giác đầu tiên là tối và mát lạnh. Đi giữa ngày hè mà chúng tôi còn cảm thấy rùng mình. Nhưng cảm giác ấy ngay lập tức bị quên đi chúng tôi bị hút hồn bởi muôn ngàn nhũ đá đang đua mình xuống nước. Đá ở Tam Cốc không nhiều màu như ở Phong Nha hay ở Vịnh Hạ Long. Đá ở đây nguyên sơ một màu trắng xám, thỉnh thoảng ở chỗ hơi đen đó ánh sáng trong lòng động hầu như rất yếu.
Hang thứ nhất qua nhanh một cảm giác ngân nga. Ai cũng trầm trồ vì chưa được ngồi thuyền ngắm nhũ đá bao giờ. Chúng tôi lại vượt qua mấy trăm mét nước để tiến vào "nhị cốc" hàng dài nhất của ..... khu quần thể ấy. Vòng hang của nhị cốc thấp hơn. Ngay trước cửa là hình bầu mẹ, bên cạnh là nhiều nhũ đá nhỏ đang châu đầu về phía ấy như một đàn con. Mùa nước đang dâng cao, du khách có thể đứng lên chạm tay vào những nhũ đá đang con ươn ướt nước. So với động thứ nhất, động này quy mô mọi cái đều lớn hơn: khoang động rộng dài hơn, có nhiều nhũ đá đẹp hơn. Đặc biệt đã xuất hiện những nhũ đá trắng ngà hay màu bạch kim đang soi mình long lanh trong nước.
Động thứ ba ngắn nhưng không kém phần thú vị. Thạch động này như là một nốt nhấn kéo dài cảm giác ngân nga bất ngờ thú vị của hai động trước.
Tam Cốc còn có thêm một điều thú vị. Con suối ở đây là con đường độc đạo nên lúc quay ra chúng tôi lại được hưởng một dư vị khác. Bây giờ chúng tôi mới được chứng kiến sự khéo léo, linh hoạt và khỏe mạnh của các tay chèo nhất là lúc đi qua chỗ lòng sông hẹp. Hình như ông lái của chúng tôi giữ sức, đến bây giờ mới dũng mãnh vượt lên. Thuyền nhẹ băng bằng tiến lên phía trước nhưng lại thả mình trôi dọc dòng sông khi ra đến bãi ngoài.
Rời Tam Cốc vào lúc chiều đã muộn nhưng chúng tôi cảm giác còn lưu luyến lắm. Ở đây không có cái đẹp rực rỡ, cao sang nhưng đổi lại nó giản dị, trữ tình và đầy lãng mạn.
mọi ngừơi chỉ cần viết bài văn ngắn thôi , mà ở đây phải tả về Gia Sinh , Gia Viễn , Ninh Bình cơ