Cho biết hàm ý trong câu văn: “Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
âu 2(0.5 điểm): Ghi lại một câu phủ định có trong văn bản trên?
→ Trong chuyến đi,giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận,và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia.
→Cảm thấy bị xúc phạm,anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ."
→Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá,trong lòng người"
⇒Bạn có thể tùy chọn và ghi.Cách nhận biết: Câu phủ định là câu có các từ phủ định như: không,chẳng phải,không phải,...
Câu 3(1.0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn cuối văn bản ?
→Trong văn bản trên,câu văn cuối"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”đã thể hiện được ý nghĩa của toàn đoạn văn.Câu văn đã nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống,không nên quá ích kỉ,chấp nhặt những việc cỏn con,hãy để nó trôi đi trong yên bình.Và hãy luôn ghi nhớ,khắc sâu những ân nghĩa,những người đã giúp đỡ ta,giữ trọn trong trái tim.Qua đó,tác giả khuyên ta hãy biết sống đúng cách,suy nghĩ một cách tích cực,hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:
+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”
+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc
T gợi ý thôi nha ý thứ nhất
Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
* Dẫn chứng: - Mối quan hệ Việt – Mĩ sau cuộc chiến tranh Việt Nam – VN giúp người Mĩ tìm hài cốt lính Mĩ tử trận trong chiến tranh Việt Nam..
- Những chương trình “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước ta sau chiến tranh…
Cuộc sống luôn ẩn chứa những bất ngờ mà ta không hề mong đợi, và trong đó có những mối quan hệ hành xử giữa người với người cũng vậy. Có những tình cảm ân nghĩa sâu nặng, cũng có những khi là nỗi buồn là sự tức giận và thù hận… Nhưng, ta đã bao giờ nghĩ, bản thân mình sẽ rộng lượng hơn, bao dung hơn cho người khác và cũng là cho chính mình, trong văn bản lỗi lầm và sự biết ơn từng viết: “..Hãy học cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc khi những ân nghĩa lên đá”.Cuộc sống là vậy, không ai biết trước được điều gì, và không ai mong đợi những nỗi buồn, những hận thù. Người trong lòng luôn nuôi dưỡng sự hận thù, sẽ chẳng bao giờ giải thoát nổi cho chính bản thân họ. Thông điệp của văn bản lỗi lầm và sự biết ơn rất đúng đắn, dạy ta một lẽ sống và một thái độ sống lớn.Tại sao ta lại phải học cách viết những nỗi buồn và thù hận lên cát? Cát, vốn là một thứ nhỏ bé, mong manh, và dễ dàng xóa nhòa. Ta học cách viết những thù hận buồn đau lên cát, qua đó cũng chính là thể hiện một thái độ bao dung, không chấp nhặt, và một tâm hồn cao thượng. Viết thù hận và nỗi buồn lên cát, để cát sẽ dễ dàng xóa nhòa, để sự hận thù sẽ không còn mãi, để khi quay trở lại, ta sẽ cùng nhau sửa chữa những sai lầm, thay vì qua sự thù hận lại để hận thù tiếp tục tăng lên không có lối thoát, và có khi, đến một lúc nào đó, nó còn gây họa cho chính chúng ta và người khác. Vi vậy, câu nói mang ẩn ý viết lên cát vì lẽ đó. Sau, ta lại học cách “khắc khi những ân nghĩa lên đá” đó là cách tôn trọng và luôn lưu giữ, trước sau như một và một thái độ sống luôn xem trọng người khác một cách đáng quý. Đá là một thứ cứng, khó bị phá vỡ do thời tiết, khó bị bay, thổi mất như cát, nên việc khắc ghi lên đá, cũng là cách ta luôn giữ sự tử tế của người khác trong trái tim mình. Điều đó, không chỉ khiến trái tim ta ấm áp, và tốt đẹp hơn, còn khiến mối quan hệ giữa người với người đều tốt đẹp lên. Ta luôn giúp đỡ họ, và họ cũng vậy… cuộc sống con người sẽ đẹp biết bao khi ta luôn biết sống vì nhau và luôn biết ghi nhớ công ơn của người khác. Như Bác Hồ Chí Minh, mặc dù giặc đã gây ra bao đau thương cho đất nước, nhưng Bác vẫn một lòng bao dung, tha cho những người lính ngoại quốc được trở về nước bằng sự ân xá của một trái tim cao cả. Hay như trong xã hội hiện nay, những con người có lỗi lầm, luôn được khoan hồng và được xã hội quan tâm, cải tạo để họ trở nên tốt đẹp hơn…Câu nói thông điệp của lỗi lầm và sự biết ơn thật đúng đắn và chuẩn xác. Không ai muốn sự thù hận mãi mãi, không ai muốn những nỗi đau không có lối thoát. Hãy học cách bao dung và tha thứ, hãy học cách xem trọng ân nghĩa của người khác, và luôn dành cho nhau sự bao dung nhất có thể. Qua đó cũng là phê phán những ai hẹp hòi, ích kỉ, thái độ sống tiêu cực, cực đoan…Một lần nữa, ta hãy luôn ghi nhớ “..Hãy học cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc khi những ân nghĩa lên đá” để không chỉ bao dung cho người khác, còn là cách học bao dung cho chính bản thân mình.
THEO DÕI MÌNH NHA
Câu : viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát này có nghĩa là: khuyên chúng ta nên tha thứ cho người khác vì khi viết lên cát, gió sẽ thổi bay cát đi cùng với sự tha thứ. Còn câu : khắc ghi những ân nghĩa lên đá có nghĩa là khi chúng ta khắc lên đá, gió không thể thổi đi được. Chuyện ân nghĩa đó chúng ta sẽ không bao giờ quên cả.