Đề bài : Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Chuyển dàn ý sau thành bài văn hoàn chỉnh giúp mình nha (Thêm dẫn chứng cho dàn ý của mình nữa)
a) Mở bài
- Dẫn dắt: nói về vai trò quan trọng của tuổi trẻ đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại
- Luận điểm : tuổi trẻ là tương lai đất nước
b) Thân bài
* Trả lời câu hỏi là gì?
- Tuổi trẻ là tuổi thanh thiếu niên (dưới 30 tuổi), là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời con người
- Mqh giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước: tuổi trẻ là tương lai đất nước có mqh gắn bó chặt chẽ, ko thể tách rời (quan hệ nhân - quả)
-> Tuổi trẻ là tương lai đất nước
* Trả lời câu hỏi tại sao? (Tại sao tuổi trẻ là tương lai đất nước?)
- Tuổi trẻ là nền tảng, là cái gốc, là cốt lõi cho sự phát triển, cho sự tồn tại của 1 đất nước, 1 dân tộc, quyết định tương lai của đất nước phát triển hay suy vong (liên hệ với cuộc đời cng)
+ Tuổi trẻ có sức khỏe, có tri thức, có ước mơ hoài bão, năng động và sáng tạo,có tư tưởng và nhận thức tiến bộ sẽ là điều kiện để xây dựng đất nước, ptr vững mạnh
+Sự ptr của các nước châu Âu và 1 số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc
+ Thế hệ trẻ VN trong lĩnh vực lĩnh hội tri thức khoa học
+ Tuổi trẻ là thế hệ năng nổ, tháo vát, có tri thức tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của thế hệ cha ông thì việc xây dựng đất nước sẽ hiệu quả hơn (liên hệ với câu nói của Bác )
- Tuổi trẻ là năng lực, là động lực ptr của 1 quốc gia
- Tuổi trẻ phải đáp ứng đc những yêu cầu của 1 xh đang ptr (cả về tri thức, hiêu biết xã hội, kĩ năng sống)
-> Tuổi trẻ nhu thế nào thì tương lai của đất nước sẽ nthe đó
* Trả lời câu hỏi làm gì? (Phương hướng, biện pháp)
Ko ngừng phấn đấu, tích lũy tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng sống để đủ sức xây dựng đất nước trong thời đại mới
c) Kết bài
- Tuổi trẻ có vai trò quan trọng ko thể thiếu trong cuộc đời mỗi người và cho sự tồn tại, ptr của 1 quốc gia, 1 đất nước
- Là học sinh cta phải sống và học tập sao cho xứng đáng và ko phụ lòng mong mỏi của cha ông
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
II. BÀI LÀM
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !
Tham khảo:
Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.
Sau kì nghỉ hè đầy lí thú, em chính thức bước vào lớp sáu, chính thức trở thành một cô học trò cấp hai. Bước sang một môi trường học tập hoàn toàn mới tuy có những ngỡ ngàng, bối rối nhưng cũng đầy ắp những niềm vui, những điều thú vị mới. Lên lớp mới, bên cạnh những bạn học thân quen đã gắp bó với em trong suốt năm năm học ở mái trường tiểu học thì em cũng đã phải chia tay với nhiều bạn theo học ở một ngôi trường khác, điều này khiến cho em và các bạn trong lớp vô cùng buồn bã. Nhưng đổi lại, lên lớp mới, chúng em cũng được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn học mới.
Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.
Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.
Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.
Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.
Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.
Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.
Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.
tham khảo
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý kiến khuyên nhủ con người nên chăm chỉ cần cù trong cuộc sống, nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ; luôn sẵn sàng tìm tòi, mày mò những điều mới mẻ, cố gắng hơn người khác trong cuộc sống → là một đức tính tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện.
b. Phân tích
Cần cù chăm chỉ giúp chúng ta tạo ra nhiều hơn của cải vật chất phục vụ đời sống cá nhân và góp phần làm phát triển xã hội.
Trong cuộc sống không phải ai cũng vốn thông minh, nhanh nhẹn, biết cố gắng, chăm chỉ sẽ không khiến chúng ta tụt lùi về phía sau so với những người khác.
Người không rèn luyện cho mình đức tính cần cù chăm chỉ sẽ nảy sinh nhiều tính xấu khác như: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác,…
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cần cù chăm chỉ nên người đã sống được ở nước ngoài và tiếp thu thành công nền tinh hoa của họ; thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cần cù chăm chỉ nên đã dùng chân và viết được những nét chữ rất đẹp,…
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ ưa dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên, chăm chỉ lao động mà chỉ tập trung vào thú vui, đam mê của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.
Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.
Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.
Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
Tham khảo:
Trong nhật ký của mình Đặng Thùy Trâm đã viết “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng biệt, thế nhưng cho dù ra sao thì mỗi người chắc hẳn đều phải có những khó khăn, bất hạnh nghiệt ngã trong cuộc đời. Nó đòi hỏi con người phải vượt qua bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Câu chuyện “ốc sên” đã đưa đến cho mỗi người triết lý đó một cách tự nhiên, giản dị và đời thường.
Từ xưa ông cha ta đã dạy con người qua các bài ca dao, tục ngữ, các bài ngụ ý, các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Và những điều đó vẫn được người đời nay vận dụng để răn dạy chính con người.
Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.
Con người sinh ra trên thế giới chính là một thành phần riêng biệt, có mục đích, ý nghĩ và con đường riêng khác nhau. Họ phải bước trên con đường họ chọn và dĩ nhiên con đường nào cũng đầy gian nan, thử thách. Nếu con người dũng cảm bước bằng đôi chân của mình, suy nghĩ bằng khối óc của mình, thì những khó khăn dần sẽ được thu hẹp. Chính vì vậy con đường về đích sẽ được rút ngắn hơn. Ngược lại, nếu cuộc sống là sự nhút nhát, sợ sệt không dám đối mặt với khó khăn, thử thách bằng chính sức mình, thì đó mãi mãi là sự phụ thuộc. Con người sinh ra ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, thành công, thế nhưng để đạt được điều đó mà không có sự cố gắng vươn lên, thì mãi mãi đó chỉ là mong ước. Vượt qua khó khăn là điều tất yếu để mỗi người đạt được thứ mình cần. Không con đường nào là con đường trải hoa hồng, trái thảm đỏ, mà chỉ có những con đường khi về đích gót chân đã rỉ máu, do bị đinh cắm, gai đâm. Và con đường duy nhất đó mới là con đường dẫn đến hạnh phúc và thành công. Chỉ có những người dám bước đi trên con đường đó mới là con người của sự trưởng thành.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.
Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.
Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!
Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.
Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.
Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
- Giống nhau:
+ Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sát với bản dịch nghĩa.
- Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con.
+ Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
1. Cảm nghĩ và thấy , cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Mở bài: Nêu cảm xúc sâu đậm của em về thầy cô giáo.
Thân bài:
- Hình ảnh thầy cô hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.
- Nhớ lại những kĩ niệm em đã gắn bó với thầy cô giáo.
- Sự cảm phục, lòng kính trọng với thầy cô.
- Những mong muốn hoặc hứa hẹn của em về tình cám dành cho thầy cô trong hiện tại và tương lai.
Kêt bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô giáo.