K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2020

Câu 2:

* Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Câu 3:

a. Diện tích, giới hạn.

- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió:

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa:

+ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o


24 tháng 5 2020

yeuThank you

10 tháng 3 2022

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
21 tháng 4 2021

Lợi ích của sông:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp bồi đắp phù sa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Du lịch sông nước

- Giao thông đường thủy

- Phát triển thủy điện, thủy lợi

Tác hại của sông:

- Về mùa lũ, nước sông dâng cao nhiều khi gây lụt lội gây thiệt hại nhiều đến sản xuất và sinh mạng của nhân dân quanh vùng, về mùa khô gây hạn hán

22 tháng 4 2021

phan van qua.nhonhung

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa 2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước 3) cho biết 5 nước đầu tiên...
Đọc tiếp

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa

2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước

3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam

4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta

5) biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta

Giúp mình nha, mai mình kt 1 tiết rồi

6
14 tháng 3 2017

1.-Các quốc gia ĐNA là: Malaysia; Thái Lan, VN, Inđônêsia; Myanma, lào, campuchia; philippin; Singapo; Đôngtimo.

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.
- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

2.- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

17 tháng 3 2017

Câu 3:

- Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa 2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước 3) cho biết 5 nước đầu tiên...
Đọc tiếp

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á, cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào? Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa

2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước

3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam

4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta

5) biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta

Giúp mình nha, mai mình kt 1 tiết rồi

3
14 tháng 3 2017

1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á,

Malaysia , Việt Nam , Thái Lan, Myanmar, Indonesia,

Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor,Brunei, Singapore

cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua.

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông

Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào?

cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước

- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam

Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta

Vị trí địa lí ảnh hưởng đến tài nguyên

Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.

- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.

- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).

14 tháng 3 2017

5.- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

Đối với phát triển kinh tế – xã hội:
*Thuận lợi:
-Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện.
+Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
-Đối với nông, lâm nghiệp:
+Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
*Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) 

28 tháng 3 2017

Câu 1 :

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

28 tháng 3 2017

Câu 4 :

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

30 tháng 1 2018

1Khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận như một "cầu nối" giữa châu Á với châu Đại Dương một phần do nhìn trên bản đồ thế giới phần bán đảo kéo dài của Malaixia, Xingapo với các hải đảo của Inđônêxia, của Niu Ghinê tới Ôxtrâylia tạo nên hình tượng của cây cầu không liền mạch giữa hai châu lục này; mặt khác, nhiều tuyến đường thủy, hàng không nối giữa các châu lục, đại dương đi qua đây.

30 tháng 1 2018

2Khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận như một "cầu nối" giữa châu Á với châu Đại Dương một phần do nhìn trên bản đồ thế giới phần bán đảo kéo dài của Malaixia, Xingapo với các hải đảo của Inđônêxia, của Niu Ghinê tới Ôxtrâylia tạo nên hình tượng của cây cầu không liền mạch giữa hai châu lục này; mặt khác, nhiều tuyến đường thủy, hàng không nối giữa các châu lục, đại dương đi qua đây.

26 tháng 2 2020

1. Đặc điểm dân cư Đông Nam Á :

Đông Nam Á có nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống. Dân cư đông đúc, dân số trẻ chiếm số đông nên Đông Nam Á vừa là nơi có nguồn lao động dồi dào vừa là một thị trường tiêu thụ lớn. Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

2. Những thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á :

- Thuận lợi :

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

+ Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

26 tháng 2 2020

đấng cứu rỗi !!!!!!!!!!!!