Chào các bạn, các bạn giúp mình làm đề văn này với:
Hãy kể về một lễ hội mà em biết.
Cảm ơn các bạn nhiều.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đã được ra biển chơi một lần cùng với bố mẹ. Sóng biển nhấp nhô từng đợt ập vào bờ. Trên biển, những ngư dân đang ra khơi đánh cá. Mặt trời toả những tia nắng xuống biển làm cho mặt biển có một chút màu vàng nhạt. Bầu trời có những chú chim hải âu đang chao lượn. Trên bãi cát có những chú cua bò ngang, có những bạn học sinh được nghỉ hè ra biển chơi. Tắm biển thật là thú vị: được ngắm cảnh, được xây những lâu đài cát. Biển thật là đẹp. Em thích biển.
ra 34 và - 20
mk làm rùi đó ,bài dưới ế ,rõ ràng rành mạch lên pạn mk nha
|7- x|=(-13)-5.(-8)
|7- x|=144
7- x=144
x=7-144
x=(-137)
Vậy : x=(-137); x=137
Đề 1:Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
1. Mở bài
Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
2. Thân bài
Việc tốt mà em đã làm là gì?
Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?
Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?
Có người khác chứng kiến hay không?
Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
Em có vui khi làm công việc đó?
Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đề 2:
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt.
Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng. Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh.
Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!
Bạn tham khảo nhé :
Từ khi còn bé, em đã rất yêu thích các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật nuôi ở trong nhà. Chính vì biết em thích nuôi nên hè năm ngoái, khi về quê thăm ông bà ngoại, ông bà đã tặng cho em một chú chó con rất đáng yêu. Em đã đặt tên cho nó là Đốm.
Em vẫn còn nhớ lần đầu nhìn thấy Đốm, nó nhìn em bằng ánh mắt sợ hãi và phòng bị, như thể em sẽ là người xấu bắt nó đi vậy. Những ngày ở dưới quê, ngày nào em cũng tìm Đốm chơi cùng, dần dà nó đã bắt đầu quen thân với em hơn. Đốm thân với em lắm, thân đến mức ngoại trừ em ra, ai nó cũng không chịu theo, ngay cả bà ngoại – người hay chăm sóc cho nó nhất nó cũng không chịu lại gần. Em xuống bếp, chú cũng xuống bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Em rất thích được bế Đốm lên, ngắm đôi mắt to tròn của chú. Đôi mắt ấy dường như biết nói vậy. Em vẫn nhớ khi Đốm lẽo đẽo đi theo em, em đã bế nó lên, nhìn vào đôi mắt của Đốm và cảm giác như nó đang muốn nói điều gì đó vậy. Khi ấy, em đã cười thật tươi và nói với Đốm rằng: “Nhóc muốn gì thế? À, muốn làm quen với chị hả?” Khi đó, Đốm như hiểu lời em nói là kêu lên liên tục như đồng ý vậy, cái đuôi nhỏ vẫy qua vẫy lại có vẻ vui lắm. Em liền tiếp tục cứ thế mà trò chuyện với chú. Khi ấy, em mới nhận ra là Đốm khá đặc biệt. Nó sở hữu một bộ lông màu đen, bên trên có những đốm trắng nhỏ xinh xinh, nên em đã đặt tên cho nó là Đốm. Bộ lông mềm mượt, sờ rất thích tay.Cái đầu nhỏ, trông giống như một cái yên xe đạp vậy. Hai tai lúc nào cũng dựng đứng như đang nghe ngóng điều gì đó. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con, càng tăng thêm nét đáng yêu cho Đốm. Cái mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Thời gian thoáng cái trôi qua, thế mà mùa hè cũng đã kết thúc, em cùng bố mẹ mang theo Đốm trở lại thành phố. Lúc này, Đốm đã lớn hơn được một xíu rồi. Ngồi trên xe, nó cứ tò mò dùng hai chân trước bám lên ô cửa kính, ngạc nhiên nhìn cảnh vật hai bên đường lướt qua nhanh vun vút, thi thoảng lại sủa một tiếng gâu gâu. Khi về đến nhà em, chỉ trong một ngày mà Đốm đã quen được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà mà thỏa thích đùa nghịch. Vậy mà thấm thoát đã hơn một năm trôi qua, Đốm đã lớn hơn nhiều rồi. Nó đã có thể trông nhà cho gia đình em. Không chỉ vậy, thi thoảng Đốm còn có thể bắt chuột nữa đấy! Những lúc em đi học về, chỉ mới thoạt nhìn thấy em ở đầu ngõ là nó đã vui mừng chạy nhanh đến chỗ em, nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật mừng em về. Khi màn đêm buông xuống, trong khi cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc thì Đốm vẫn thức, nằm yên trong căn nhà gỗ nhỏ bố em làm riêng cho nó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Khi có khách lạ, Đốm nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là đã im bặt ngay.
Thường ngày, khi Đốm ăn cơm thì khỏi phải chê! Nó ăn ngoan lắm, cũng chẳng gây ra tiếng động bao giờ. Lần nào ăn xong, Đốm cũng liếm lại bát cơm một lần nữa để kiểm tra chắc chắn rằng là nó không bỏ sót hạt cơm nào. Em quý chú chó dễ thương của em lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng nó chơi đùa, chơi chán rồi, em lại đưa Đốm đi tắm rửa sạch sẽ. Em sẽ chăm sóc cho Đốm cẩn thận để nó nhanh lớn và ở cùng với gia đình em thật lâu.
Bây giờ tôi và Linh đã là những học sinh giỏi toàn diện, là những đội viên gương mẫu của trường, đặc biệt chúng tôi luôn là những chủ công xuất sắc trong những cuộc thi học sinh giỏi của huyện và tỉnh. Thời gian trôi qua nhanh thật! Nghĩ lại, tôi mới thấy tình bạn thật là kỳ diệu.
Trong lớp 4A hồi ấy, tôi được bạn bè khẳng định là một thằng thông minh nhưng lỳ lợm. Tôi và Linh không ghét nhau nhưng những lời gán ghép trêu chọc của bạn bè khiến chúng tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Ở trong lớp, ngoài Hùng thì Linh là đứa học ngang ngửa với tôi. Tất cả sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có một ngày.
Hôm ấy, giữa buổi học thằng Hùng ốm xin phép cô về trước. Nó nhờ tôi mang chiếc cặp về sau. Buổi học tan, trời bông dưng đổ mưa tầm tã. Tôi nán lại chút ít hỏi cô về một bài toán khó. Hỏi xong, bước ra khỏi lớp tôi chỉ thấy lác đác còn một vài bạn ở sân trường. Mưa vẫn như trút nước làm những lá bằng lăng ướt sũng, trĩu xuống quệt ngang đầu. Đám cỏ trong bồn hoa "mênh mông trong bể nước". Tôi mặc áo mưa cẩn thận, che kín hai chiếc cặp rồi vội vã bước đến nhà xe. Nhưng lạ thật! Tôi chưa phải là người về cuối cùng trong lớp, vẫn còn một chiếc xe của ai đó. Hình như nó giống xe của Ngọc Linh. Nhìn quanh, tôi thấy Linh vẫn đứng ngay ở cột salon trước cửa lớp, chỗ tôi vừa đi qua nhưng không để ý. Tôi đoán Linh không có áo mưa.
Kệ! Mình cứ về không mai lại nghe tụi nó ca "bài ca bất tử”, tôi nghĩ. Và tôi quyết định phóng xe. Nhưng vừa ra tới cổng, tôi nhớ ra mình còn dư một chiếc áo mưa trong cặp của Hùng. Giá như không có mình về cùng chẳng sao, nhưng,…
– Áo mưa này Linh, cậu về đi không tối, tôi đứng trước mặt Linh.
Hôm đó, đi đến giữa đường, tôi gặp bố Linh đi đón bạn. Bố Linh đã mời tôi về nhà và cảm ơn tôi.
Sáng hôm sau, không hiểu sao bọn lớp tôi lại biết và đúng như tôi dự đoán, bọn nó lại ca những bài ca cũ. Nhưng khác hẳn với mọi hôm, hôm nay, Linh bước đến bàn tôi nói:
– Cảm ơn cậu, từ nay bọn mình sẽ là bạn của nhau nhé!
Từ đó, thỉnh thoảng tôi và Linh lại trao đổi với nhau về những bài toán hay bài văn khó. Lũ bạn thấy tụi tôi chơi thân, cũng không còn trêu chọc nữa. Thế là tôi và Linh trở thành bạn tốt.
Năm vừa qua, tôi và Linh rất mừng khi được huyện chọn đi thi học sinh giỏi tỉnh và cả hai đều đoạt giải. Lên cấp hai, chúng tôi hứa với cô giáo cũ sẽ lại cùng giúp nhau để học tập tốt hơn.
Thế đấy các bạn ạ! Từ một việc làm rất nhỏ thôi, tôi đã có được một tình bạn lớn. Bây giờ thì tôi đã hiểu sâu sắc câu ngạn ngữ: Tình bạn là thứ quý giá nhất trên đời.
Tham khảo:
Không ai ở xã em mà không biết ông Tùng, dù đã ngoài 60 tuổi, vẫn ngày ngày miệt mài đạp xe cọc cạch đi khắp nơi để vận động mọi người xây trường học cho trẻ em nghèo trong xã.
Từ giã chiến trường trở về quê hương, ông Tùng là một thương binh. Ông chứng kiến cảnh các bạn thiếu nhi nghèo trong xã không được đến trường, không được dạy dỗ tử tế nên nói tục, chửi bậy, lại có bạn sa vào trộm cắp ... Nghĩ đến bản thân mình ngày trước, ông càng thương các bạn và đi đến quyết định: “Phải giúp chúng thay đổi cuộc đời. Chỉ có cái chữ mới giúp lũ trẻ thoát nghèo!”.
Từ đó, ông Tùng bắt tay vào việc vận động xây trường học cho xã. Ông đề nghị Ủy ban xã cho phép xây trường học và được ủng hộ nhiệt tình. Ông Tùng tự nguyện hiến mảnh vườn nhỏ của mình do ông bà để lại xây trường học. Đất xây trường có rồi, còn kinh phí đâu mà xây dựng? Ông mất ăn, mất ngủ, âm thầm suy nghĩ, trăn trở tìm mọi cách. Nhân dân trong xã biết vậy, mỗi người xin đóng góp một ít cùng ông xây trường. Nhưng quê ông còn nghèo, số tiền quyên góp của bà con chẳng thấm vào đâu. Đã vậy, bà con chỉ quyên góp một lần, hai lần, chứ nhiều cũng ... khổ cho họ. Nghe vậy, ông về nhà đốn tre, chia thành ngàn ống, đưa đến từng hộ dân trong xã. Ông kêu gọi mọi người, mỗi tháng bỏ vào ống hai lon gạo. Chỉ hai lon thôi nhưng cũng đóng được vài bộ bàn ghế, vài cái bảng đen...
“Nhưng xã này còn nghèo quá, mà tiền xây dựng trường học bán từ gạo quyên góp thì như muối bỏ biển. Đã góp phần xây dựng quê hương thì phải nghĩ ra nhiều chuyện, phải có nhiều tiền mới xây được trường” - Ông cười ...
Rồi ông bắt đầu đi ... xin. Lúc đầu, phạm vi của ông là những gia đình khá giả trong xã, trong huyện ... Dần dần, ông lên thành phố. Ông nhắm vào những người cùng làng, cùng xã nay làm ăn khấm khá ở các thành phố lớn, vậy mới có thể đủ tiền xây dựng trường. Chiếc xe đạp cọc cạch theo chân ông đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhiều người không hiểu, cười bảo ông làm chuyện bao đồng; cứ tỉnh, huyện rót kinh phí xuống bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, chứ đi xin kiểu ấy, vừa hành xác, vừa giống ... ăn mày. Nhưng ông Tùng quả quyết:
- Mình ăn mày mà đem lại cho lũ trẻ nơi học hành tử tế, có được cái chữ để giúp thân thì chẳng đáng gì!
Sau hai năm, bằng tấm lòng cùng sự chân thành, ông đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Không những ông xây được ngôi trường hai tầng khang trang mà còn sửa lại đường xá, cầu cống cho các bạn đến trường thuận tiện.
Nhìn bộ mặt của quê hương thay đổi, khuôn mặt ông Tùng càng thêm rạng rỡ. Tiếng đọc bài của các bạn vang lên hàng ngày làm ông Tùng mãn nguyện. Ông thấy mình như trẻ lại.
Việc làm tốt đẹp của ông Tùng đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đó là việc làm cao cả được mọi người khâm phục và kính trọng.
đây nhé :
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
hay :
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
thế thui chị hơi mệt
đây nhé :
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
hay :
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
thế thui chị hơi mệt