Phân tích vẻ đẹp phẩm chất cao quý của người nông dân qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Trước cánh mạng tháng tám nhân dân ta sống trong cảnh lầm than bần cùng thế nhưng những con người ấy vẫn hiện với những phẩm chất tốt đẹp cao cả. Cái đói kia ,lũ thực dân kia không thể làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn trong con người họ. Và cú như thế họ bước vào trang văn với vẻ đẹp tâm hồn mình. Nêú Ngô Tất Tố đã thành công khi khắc họa cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nghèo qua tác phẩm chị Dậu thì Nam Cao cũng góp phần giới thiệu thêm những mảnh đời nông dân khổ cực khác qua tác phẩm Lão Hạc. Đó là một ông lão gầy gò ,ốm yếu ngày đêm cố giữ lấy mảnh vườn để đợi con trai về.
Có thể nói hình ảnh người nông dân nghèo đói lầm than sống nơi bùn lầy nước đọng ,sống quay quắt cho qua ngày hay chính là đang cố gượng sống đã trở đi trở lại rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Hình ảnh Lão Hạc là một trong số những tác phẩm ấy. Lão hiện lên chân thật đẹp đẽ với những tính cách của một người nông dân hiền lành chất phác. Nhưng thật trớ trêu khi xã hộ thực dân thối nát ấy đã nhẫn tâm cướp đi một con người như vậy. Đoạn trích Lão Hạc được trích trong truyện ngắn cùng tên nhưng có thể thấy đây là đoạn hay nhất. Đặc biệt nó thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn của Lão Hạc.
Trước tiên Lão Hạc hiện lên với vẻ đẹp của môt người nông dân hiền lanh chất phác- một bản chất thật thà đáng quý và tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Vợ lão mất sớm còn con trai của lão thì đi vào Nam làm phu một đồn điền cao su. Lão hằng ngày mong ngóng con trai mà chăng có tin tức gì. Dù nghèo khổ nhưng lão vẫn nhất quyết giữ lại mảnh vườn cho con trai của mình. Hằng ngày lão phải ăn dáy ,ăn củ chuối ,và cả sung muối để tích góp tiền đợi con trai lão trở về. Ông chỉ có mỗi con chó là cậu vàng để bầu bạn. Tuy nghèo nhưng lão vẫn không bao giờ làm hại ai ,không có kiểu bần quá hóa liều. Lão vẫn giữ phẩm chất thật thà của một người nông dân. Lão thà ăn những thứ tồi tệ nhất còn hơn làm điều trái với lương tâm.
Không chỉ thế Lão Hạc còn hiện lên với vẻ đẹp của một người sống tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. Ở làng ông tin tưởng ông giáo nhất ,chuyện gì cũng kể cho ông giáo để xin ý kiến. Môi khi ông giáo ngỏ ý giúp đỡ thì lão đều không chấp nhận ,kể cả đến khi ông chết đi ông cũng không vay của ai một đồng nào. Điều đó cho thấy lòng tự trọng của lão rất lớn. Hơn thế lão cũng biết nhà ông giáo cũng chẳng có gì hơn lão cả ,ông giáo còn con còn vợ thì phải lo nhiều không thể để ông ấy bận tâm đến mình mà khổ vợ con ông ấy được.
Trong suốt quãng đời của lão nếu không có cậu vàng bên cạnh thì lão buồn chết mất. Ngày qua ngày lão chỉ làm bạn với nó mà thôi. Ông không đủ ăn nhưng cũng cố gắng gượng nuôi nó ,có những lúc không còn cái ăn lão khẽ thì thầm với nó và dường như nó cũng hiểu cho nỗi khổ của ông lão. nhưng rồi đên một ngày kia khi lão không đủ sức nuôi nó nữa ông quyết định bán nó đi. Quyết định thật không dễ dàng đối với ông chút nào. Làm sao ông có thể nhẹ nhàng thanh thản khi bán đi một người bạn suốt ngày bên cạnh lão. nhưng khổ thay lão không còn cách nào khác nữa. Hơn thế cậu vàng là kỉ niệm duy nhất về đứa con trai của ông. Ông bán đi cậu vàng rồi tủi thân sang nhà ông giáo để kể giãi bày. Nhìn bộ dạng lão đáng thương lắm “ cười mà như mếu ,đôi mắt ầng ậc nước ,mặt lão đột nhiên có rúm lại ,những nếp nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra ,cái đẫu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít ,lão hu hu khóc”. Đây quả là một đoạn văn hay miêu tả tột bậc sự đau khổ khi mất đi con vàng ,khi mà chính bản thân ông đã không giữ lời hứa với một con chó. Một tâm trạng tự trách mình bao trùm đầy dằn vặt trong tâm can ông lão.
Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương cao cả và đức hi sinh. Nếu bán đi mảnh vườn ấy có lẽ lão sẽ không phải lo gì đến cuối đời nữa nhưng ông không làm thế. Tất cả những gì ông phải chịu cốt là để đợi con trai của mình trở về tận tay giao cho nó mảnh vườn và ngôi nhà cũ kĩ ấy. lão giữ để lấy vợ cho con trai mình. Dù cho con trai lão có bạt vô âm tín không biết còn sống hay đã chết nhưng lão vẫn hy vọng vẫn mong ,và vẫn giữ mảnh vườn cho đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi ông chết đi ,ong cũng gửi ông giáo ba mươi đồng bạc phỏng khi ông chết và số còn lại là để khi con trai ông về thì nhờ ông giáo gửi giúp. Quả thật đức hy sinh cao cả ấy thật làm xúc động lòng người ,thật đáng trân trọng. Một tình cha cao “ như núi Thái Sơn” của một vị người cha già suốt một đời nghèo nàn nhưng không bao giờ chịu ung sướng mà quên đi con tai mình.
Lão Hạc chết đi trong đau đớn nhưng cái chết của lão mang một vẻ đẹp khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng đó là cái chết bất tử với thời gian vì khi nhắc đến tên ông thì ông ai là người không biết cả. Ông đã tìm đêns bả chó ,tìm đến cái chết chấm dứt cuộc sống đau khổ này ,chấm dứt những dằn vặt mà ông đã gây ra cho cậu vàng và hơn thế nữa để không động đến số tiền mà ông đã dành dụm cho con trai mình. Ông chết di nhưng chính cái chết ấy là sự chứng minh ,là sự tổng kết vẻ đẹp trong con người nông dân nghèo ấy. Thật đáng thương cho cái chết thương tâm của lão. nhà văn Nam Cao đã miêu tả cái chết của lão như sau: “ tôi xồng xộc chạy vào ,lão Hạc đang vật vã ở trên giường ,đầu tóc rũ rượi ,quần áo xộc xệch ,hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo ,bọt mép sùi ra ,khắp người lại chốc chốc lại giật lên một cái ,nảy lên”. Tại sao lão lại chọn cái chết đâu đớn đến như vậy ,phải chăng lão đang tự trừng phạt mình? Lão trừng phạt mình vì đã bán đi cậu vàng ,trừng phạt mình đã để con trai bỏ đi mà không có cách nào ngăn cản. Nhưng qua cái chết hay sự trừng phạt bản thân của Lão Hạc ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lão quả thật đáng quý biết bao ,người nông dân nghèo ấy ra đi để lại biết bao sự thương xót.
Có thể nói nhà văn Nam Cao đã đem đến cho chúng ta một bức chân dung của người nông dân già nua khắc khổ nhưng giàu tình thương mến. Lão không chỉ giàu tình nghĩa với người mà còn giàu tình nghĩa với con vật như cậu vàng. Vì cậu vàng giống như một người bạn của lão chứ không phải là con vật nuôi nữa. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nam Cao khắc họa lên vể đẹp của Lão Hạc ,một vẻ đẹp chất phác thật thà ,đôn hậu và giàu lòng tự trọng.
Bạn tham khảo nha:
Văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930-1945 có xu hướng phản ánh những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp. Viết về hiện thực ấy, bên cạnh những cây bút như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, … thì Ngô Tất Tố cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn xuôi lúc bấy giờ. Nhắc đến Ngô Tất Tố thì không thể không nhắc đến hình ảnh chị Dậu trong tiểu thuyết ‘Tắt Đèn’. Một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện rõ nhất con người chị là đoạn trích ‘Tức Nước Vỡ Bờ’.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Tất Tố đã mở ra khung cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu. Vì nạn sưu cao thuế nặng ghì trên đôi vai, gia đình chị không đủ tiền đóng thuế nên anh Dậu đã phải trải qua những ngày bị bọn cường hào đánh đập. Trước cảnh túng quẫn và chồng chị thì đang phải chịu sự hành hạ, chị phải rứt ruột đem bán đi đàn chó con và phải đem bán cả đứa con đầu lòng của mình. Đó là nỗi đau đớn tủi nhục đến nhường nào khi người mẹ phải đứt từng khúc ruột mà đem bán đi đứa con mà mình yêu thương hết mực. Nhưng chẳng còn cách nào khác, với chị lúc này quan trọng hơn là phải cứu được người chồng vốn đau ốm của mình, nay anh lại phải chịu sự hành hạ đau đớn nữa thì quả là lành ít dữ nhiều. Vậy nên, chị phải chạy vạy ngược xuôi đủ đường, tất cả cũng chỉ vì chị muốn nộp đủ thuế thân để anh Dậu được quay trở về nhà. Đến lúc anh Dậu đã trở về nhà rồi thì gia đình cũng không còn gì nữa, chị phải đi vay chút gạo của hàng xóm để nấu cho anh Dậu một nồi cháo loãng. Hình ảnh chị rón rén bưng bát cháo vào, chị quạt cháo cho chóng nguội, chị nhẹ nhàng gọi anh Dậu dậy để ăn cháo: ‘Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột’, chị ngồi chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không, tất cả chi tiết ấy đã phản ánh những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dù hoàn cảnh có éo le, có khốn khó đến nhường nào thì ở chị vẫn ngời lên tình yêu thương chồng tha thiết. Thế nhưng, mọi sự đâu có dừng lại ở đó. Không những phải chịu gánh nặng thuế thân của chồng mình, chị còn phải chịu một thứ thuế vô lí và ngược đời hơn bao giờ hết, đó là thuế thân của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Cũng vì cớ ấy mà bọn tay sai lại đến nhà chị thúc thuế, chèn ép gia đình chị đến đường cùng.
Khi bọn chúng vừa đến, chị ý thức được thân phận nhỏ bé của mình nên dù có bất bình chị vẫn phải tỏ thái độ thiết tha, van nài. Người nông dân trong cái cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 chỉ như cây rơm cọng cỏ, là những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói. Bởi vậy, chị đã ‘run run’, ‘tha thiết’, chị vẫn giữ thái độ van nài, thành khẩn: ‘Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu’, ‘ xin ông trông lại’, ‘cháu van ông’, ‘ông tha cho’. Nhưng dù chị có thiết tha, có da diết cầu khẩn đến thế nào thì bè lũ tay sai vẫn chỉ giữ một thái độ dửng dưng, vô tình, thậm chí là chúng còn cất cái giọng hầm hè, đe dọa. Tên cai lệ còn cầm cái thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, mặc cho chị Dậu có nài nỉ xin tha thì hắn vẫn quyết không động một chút lòng thương nào. Vì can ngăn mà chị Dậu đã bị tên cai lệ bịch cho mấy cái vào ngực. Lúc này, hình như tức quá không chịu được nữa, chị Dậu liều mình cự lại, chị đã nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai:’Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ’. Nhưng tên cai lệ hình như đã coi thường lời nói ấy, hắn tát bốp vào mặt chị và cứ nhảy đến chỗ anh Dậu. Quả thật là con giun xéo lắm cũng quằn, cây muốn lặng mà gió không yên, lúc này, chị Dậu đã ‘tức nước’ mà ‘vỡ bờ’. Chị nghiến răng, cất lên những lời nói đanh thép, đe dọa: ‘Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày biết tay’. ‘Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức khoẻo lẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp kịp với sức xô của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng hai kẻ thiếu sưu’. Rõ ràng, ở chị đã có sự chuyển biến tâm lí, từ sự nhún nhường, khúm núm, chị đã trở nên ngang hàng với bọn tay sai và thậm chí sự phản kháng ấy không chỉ còn trong suy nghĩ, lời nói mà nó đã chuyển hóa thành hành động phản kháng mãnh liệt. Điều đó thể hiện rất rõ cho câu nói ‘có áp bức ắt có đấu tranh’, cái kết của đoạn trích thể hiện rõ tâm thế, cái ý chí phản kháng ngùn ngụt của người phụ nữ nông dân. Tuy nhiên, đó chỉ là hành động bộc phát của cá nhân và nó chưa được đặt trong sự định hướng đấu tranh của đoàn thể, tập thể. Và rồi sau ngày hôm ấy, cuộc đời của người phụ nữ ấy lại trở về bế tắc, lại chịu sự đè ép bóc lột của giai cấp và cuối cùng chị vẫn phải lao vụt đi trong bóng tối, tối tăm như chính cái tiền đồ của chị. Có thể thấy, đoạn trích ‘Tức Nước Vỡ Bờ’ đã thể hiện thật sâu sắc vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân nơi làng quê Việt Nam những năm 1930-1945. Dù cho hoàn cảnh có đẩy họ vào đường cùng thì ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp