K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2020

nguồn của bạn hay ở đâu vậy

17 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé:

Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long. Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Cấu trúc đền Cửa Ông Quảng Ninh trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần bên trong Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung ngôi đền được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Phía trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí cửa di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”. Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai ? Ðền Cửa Ông ở Quảng Ninh thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Tướng lĩnh Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Ông đã cùng binh sĩ nhà Trần đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc đất nước mang đến cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây. Không như những ngôi đền khác ở Việt Nam, sự tích đền Cửa Ông khá đặc biệt. Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế. Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên. Đền Cửa Ông linh thiêng và đền cũng là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung... Nét văn hóa lịch sử đền Cửa Ông được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ Đền Cửa Ông để thăm thắng cảnh nới đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình. Khách đến du lịch đền cửa Ông ở Quảng Ninh sẽ có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…Và quý khách hãy sắm lễ đi đền Cửa Ông thật đầy đủ nhất để tỏ lòng thành tâm với ngài. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chúng tôi đã giới thiệu về đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh rất rõ và cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Ngôi đền không chỉ nổi danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ninh mà còn tất cả nhân dân Việt Nam. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh.

20 tháng 3 2021

ko có mở bài kết bài như bài văn ạ chị

 

23 tháng 2 2018



                “Thạch Đà quê hương yêu dấu” là một cuốn sách hay, được viết bởi chính những người con của Thạch Đà xa quê. Đọc “Thạch Đà quê hương yêu dấu”, chúng ta sẽ được trở về với miền quê Thạch Đàgiàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng trong dòng chảy chung của dân tộc, thấy được con người Thạch Đà hiền hòa, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Để rồi, trong mỗi chúng ta ngày càng cảm thấy yêu quý và tự hào hơn về miền quê Thạch Đà yêu dấu.

              Với những tư liệu sinh động, phong phú và cách kể chuyện tự nhiên, với những ngôn từ giản dị, gần gũi, tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành thân thiết trong hành trang của mỗi người, gắn kết tình cảm và nâng bước cho những người con Thạch Đà xa quê tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, vươn lên giành những đỉnh cao mới trong công việc và cuộc sống; chung tay góp sức xây dựng quê hương Thạch Đà giàu mạnh. Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần nhỏ bé của những người con xa quê gửi về quê hương Thạch Đà yêu dấu.

25 tháng 3 2021

bạn có thể tham khảo trên mạng 

23 tháng 3 2022

thuyết minh nó dài lắm

23 tháng 3 2022

https://theki.vn/thuyet-minh-di-tich-den-bia-tinh-hai-duong/

nek tham khảo

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

 
27 tháng 1 2018
Đền Thượng Lào Cai được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m.
Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước. Một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam. Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.
Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước thăm viếng, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc. Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá. Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: “Việt khí linh đài hoành không lập, Đông A hào khí vạn cổ tồn”, nghĩa là: “Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời, Nhà Trần hào khí còn muôn thủa”. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ “Quốc thái dân an” với hai câu đối: “Thiên địa dịu y, thiên địa cựu; Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền” nghĩa là: “Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ; Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa”. Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần". Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.
Đền Thượng nằm trong quần thể di tích văn hóa với chùa Tân Bảo, đền Am, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan. Đặc biệt, Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong hệ thống các đền, chùa ở Lào Cai. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái

an dương vương, thánh gióng, sơn tinh- thủy tinh

nhớ k và kết bạn với mìn nhaaaaaaaaa!

2 tháng 5 2018

Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, các truyền thuyết đó là Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương.