Đọc bài hịch tướng sĩ rồi trả lời câu hỏi :
Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu ý nghĩa của từng đoạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
Bố cục của toàn văn bản Hịch tướng sĩ.
Chia là 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu … đến nay còn lưu tiếng tốt) Tác giả dẫn ra những gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước lưu truyền trong sử sách.
+ Phần 2( tiếp … ta cũng vui lòng) Bộc lộ sự căm phẫn trước sự hống hách của giặc.
+ Phần 3 ( tiếp … không muốn vui vẻ cùng ta có được không) Phân tích phải trái, đúng sai định hướng hàng ngũ quân sĩ.
+ Phần 4 (còn lại) Lời khích lệ, hiệu dụ tướng lĩnh.
Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
Trả lời:
Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lấp loáng trên sông.
3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?
Trả lời:
Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là:
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
.................
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
tham khảo nhé!
Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tham khảo nha em:
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?
Mục đích: Khẳng định tinh thần yêu nước, gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có.
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có muốn vui vẻ phỏng có được không?
Mục đích: khơi dậy trong quân sĩ, tướng sĩ tinh thần chống giặc ngoại xâm. Chỉ rõ ra thú vui của tướng sĩ là sai trái, không giúp ích cho nước nhà.
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
Mục đích: khẳng định chắc chắn không ai có thể vui vẻ được
- Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?
Mục đích khẳng định sự đớn hèn, nhục nhã, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục cho đất nước
ND : nêu gương các trung thần, nghĩa sĩ từ đó nêu lên tình hình đất nước và nhiệm vụ cấp bách cần làm để chống giặc ngoại xâm.
Tham khảo: Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…
a.
- Hoàn cảnh: được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai ( 1285 ). Khi giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng lòng, ủng hộ của quân, dân. Vì vậy, Trần Quốc Tuấn đã viết bài " Hịch tướng sĩ " để kêu gọi tướng hết lòng đánh giặc
- Tên đầy đủ là " Dụ chư tì tướng hịch văn "